Thứ Tư, 22 tháng 7, 2015 1 nhận xét

Thành hoàng có nguồn gốc Thổ thần và Nhân thần

Thành hoàng có nguồn gốc Thổ thn

     Trong số các vị Thành hoàng không có sắc phong, ngoài các loại bị quy là “Dâm thần”, “Dị thần” thì còn không ít các Thành hoàng là Thổ thần. Có lẽ đây là loại Thành hoàng có nguồn gốc xa xưa là các Thổ thần của các thôn, làng, sau này do việc phong tặng của các triều đại phong kiến mà bị “biến mất”, nhập vào các Thành hoàng là nhân vật lịch sử hay bị loại ra khỏi loại Thành hoàng có sắc phong. Cũng có loại Thổ thần là Thành hoàng mang sắc phong chung là “Bản cảnh Thành hoàng”, mà nơi còn quan sát thấy nhiều là ở Nam Định (38 làng thờ Bản cảnh Thành hoàng).

Thành hoàng có nguồn gốc Thổ thần và Nhân thần

     Tuy nhiên, có những nơi Thổ thần còn được giữ nguyên tên như một trong ba vị Thành hoàng của làng Đình Bảng: Sơn thần, Thủy thần và Thổ thần. Cũng có nhiều trường hợp đã được lịch sử hóa, như trường hợp ở làng Trúc Đồng xã Đồng Trúc huyện Thạch Thất (Hà Tây), Thành hoàng làng này vốn là Thổ thần, sau theo Hai Bà Trưng đi đánh giặc Đông Hán, nên sau mang sắc phong Giám Sát Đại Vương.

     Trong số các Thành hoàng có nguồn gốc tự nhiên (Nhiên thần), còn phải kể tới một số trường hợp khác đặc thù. Đó là Thành hoàng là Cây: Bao Đại Vương (Công Đình, Đông Ngàn, Đông Anh, Hà Nội) và Mộc Thụ Đại Vương (Mỹ Thắng, Mỹ Lộc). Có thể hai vị trên cũng có gốc gác là Thổ thần (thần bản thổ), Thần Đồng cổ (ương đồng) thờ phụng phổ biến hơn ở Thanh Hóa – Nghệ An, ở Từ Liêm và Bưởi (Hà Nội) là thờ vọng Thần Đồng cổ từ Thanh Hóa. Súng Thần công (ông Linh, Bà Hỏa) được thờ ở một số làng ven Huế.

Thành hoàng có nguồn gốc Nhân thn

     Đây là loại Thành hoàng chiếm số lượng lớn nhất trong ba loại Thành hoàng kể trên. Tuy nhiên, trong số các Thành hoàng này, tùy theo côngtích Vịvị thế xâ hội, nguồn gốc mà có thể phân chia thành các tiểu loại:

 1) Thành hoàng là các nhân vật lịch sử;

2) Thành hoàng các danh nhân văn hóa;

3) Thành hoàng là các vị lập làng (tiên hiền, hậu hiền);

4) Thành hoàng các tổ sư làng nghề;

5) Thành hoàng là những người chết vào giờ thiêng;

6) Thành hoàng là người ngoại bang;

 7) Thành hoàng là các vị thánh của tôn giáo khác.

Thứ Ba, 21 tháng 7, 2015 1 nhận xét

Thành hoàng có nguồn gốc Nhiên thần và Thủy thần

Thành hoàng có nguồn gc Nhiên thần

     Tức các vị thần mang dạng là thần Nước (Thủy thần), thần Đất (Thổ thần), Thần Núi (Sơn thần), Thần có dạng là các con vật, đồ vật…

Thành hoàng có nguồn gốc Nhiên thần và Thủy thần

Thành hoàng là Sơn thần      Chiếm số lượng rất lớn trongsố các vị thần nói chung cũng như các vị Thành hoàng nói riêng. Điều này cũng dễ hiểu vì trong vũ trụ luận nguyên sơ phương Đông thì Sơn – Thủy, Đất – Nước là cặp đối lập, tương khắc tương sinh, tạo nên môi trường sống quen thuộc và cảnh quan của các cư dân nông nghiệp. Con người sống phải nhờ vào đất và nước,dưới sự phù hộ độ trì của các thần linh Sơn – Thủy này.

     Các Sơn thần, tùy theo các địa phương mà có các danh thần khác nhau: Cao Sơn thần, Cao Sơn Đại Vương, Cao Sơn Quý Minh, Quý Minh Đại Vương, Cao Sơn Viết Minh, Đại Vương Sơn thần, Sơn Tinh, Cao Các Đại Vương, Sơn Tiêu Độc Cước, Tam Vị Sơn thần, Cao Hiểu, Cao Khánh, Đông Nhạc Thần, Trung Nhạc Thần, Tây Nhạc Thần, Cao Sơn Lập Thạch, Miêu Sơn Kiều Lộ…

     Trong các Sơn thần kể trên, phổ biến hơn cả là thần Tản Viên, Cao Các Đại Vương, Cao Sơn và Quý Minh, trong đó Cao Sơn và Quý Minh gắn bó chặt chẽ với Tản Viên. Có nơi, dân gian quan niệm hai vị trên là con của Tản Viên (Son Tinh) hay họ là hai anh em ruột trong số 50 người con của Lạc Long Quân…

     Diện phân bố thờ cúng các Thành hoàng là Sơn thần rất rộng, ở hầu khắp mọi nơi, tuy nhiên tập trung hơn cả là ở Hà Tây, nhất là Son Tây vùng ven núi Ba Vì (núi Tản Viên). Sau đó là ở các tỉnh Trung Bộ, như Thanh Hóa, Nghệ An…

Thành hoàng có nguồn gốc Thủy thn

     Đối lại các Sơn thần là hệ thống các Thành hoàng có nguồn gốc Thủy thần. Trong số các Thủy thần này có vị là Thủy thần rõ rệt, nhưng cũng không ít vị đã “nhân thần hóa” trở thành các vị thần có tên tuổi, gốc tích, là các nhân vật lịch sử…

     Các vị Thành hoàng có nguồn gốc Thủy thần cũng tùy theo địa phương mà mang các danh thần khác nhau: Long Vương, Đại Càn, Tam Giang, Đông Hải Đại Vương, Nam Hải Đại Vương, Thủy Tề Đại Vương, Tây Hải Đại Vương, Linh Lang Đại Vương, Bát Hải Đại Vương, Thủy Tề Đại Vương, Nam Hải Tứ vị Hồng Nương, Vĩnh Hải Mồn Thần, Trương Hống – Trương Hát, Tống Hậu… Trong các danh thần có nguồn gốc Thủy thần kể trên thì có vị là thần biển (Nam Hải Đại Vương, Bát Hải Đại Vương…), có vị là thần sông, hồ, đầm (Linh Lang, Tam Giang, Trương Hống – Trương Hát…)

     Các địa phương thờ Thủy thần thường là nơi ven biển, ven sông lớn (sồng Hồng, sông cầu, sông Đáy…), các hồ, đầm. Ta có thể lấy hai tỉnh có cảnh quan khác nhau để so sánh, đó là Hà Tây và Nam Định. Ở Hà Tây, có 85 nơi thờ Sơn thần, còn ở Nam Định thì có 105 nơi thờ Thành hoàng có nguồn gốc Thủy thần, chỉ có 27 nơi thờ Sơn thần.

     Các vị thần được thờ phụng phổ biến hơn cả là các Thần biển dưới các danh thần: Đại Càn, Nam Hải Đại Vương, Đông Hải Đại Vtrong, Long Thần, Tống Hậu, Thánh Nương…, trong đó Đông Hải Đại Vương thường mang danh là Đoàn Thượng hay Đức Thánh Cả. Ở ven biển Trung Bộ vị thần biển này hiện hình là Cá Voi – Cá Ông – Thờ Đức ông. Còn các thầnsống được thờ phụng phổ biến hơn cả dưới các danh thần: Tam Giang Linh Lang, Trương Hống – Trương Hát…

     Gắn với các Thủy thần, thường có các thần mang dạng Rắn, Cá, Rồng Ba Ba… Như các Long Vương thường mang dạng Rồng, thần sông mang dạng Rắn, Ba Ba (Hà Bá), thần biển mang dạng Cá – Cá ông.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng tôn giáo
0 nhận xét

Phân loại Thành hoàng và Thành hoàng gốc thiên thần

     Đồng bằng Bắc Bộ là cái nôi hình thành tộc Việt, nhà nước cổ đại Văn Lang – Âu Lạc, và văn hóa cổ truyền Việt Nam. Bởi vậy, qua diện mạo Thành hoàng ở đồng bằng Bắc Bộ ta cũng có thể hình dung được diện mạo chung của tục thờ phụng này ở nước ta.

Phân loại Thành hoàng và Thành hoàng gốc thiên thần

     Để tiện cho việc trình bày diện mạo và phân bố tục thờ Thành hoàng, chúng tôi phân chia thành ba loại lớn: 1) Thành hoàng có nguồn gốc Thiên thần; 2) Thành hoàng có nguồn gốc Nhiên thần (tức nguồn gốc tự nhiên); 3) Thành hoàng có nguồn gốc Nhân thần. Trong mỗi loại, ta có thể phân chia nhỏ hơn.

Thành hoàng có nguồn gốc Thiên thần

     “Thiên” là trời, tức là các vị thần có nguồn gốc từ trời, trong đó kể cả các vị chưa được “nhân hóa” hay đã được nhân hóa (mang dáng vẻ con người, thậm chí sống đời sống của con người). Đó là các trường hợp sau:

- Thống lĩnh hào quang, Tích Lịch Hào Quang (Thần Hào Quang), thờ ở thôn Đông Khê, Pháp Thượng, Thụy ứng thuộc Đan Phượng, Hà Tây cũ. Có trường hợp các vị thần hào quang này đã nhập vào lá phướn của đạo Phật.

- Thành hoàng là Tứ Pháp (mây, mưa, sấm, chóp) thờ ở nhiều làng ở ven sông Hồng. Có địa phương, biến dạng của Tứ Pháp là Ngũ Lôi: Nhất Phong, Nhị Vũ, Tam Vân, Tứ Điện, Ngũ Lôi, thờ ở thôn Hạ Kỳ, Nghĩa Hưng (Nam Định).

- Thành hoàng là một số tinh tú trêntrời, như Nam Tào, Bắc Đẩu (làng An Điều, Đan Phượng, Hà Tây cũ), Nữ thần Sao Sa (thôn Duyên Lăng, Trực Ninh, Nam Định) hay Tam Tinh Đại Vương (Đình Nội thôn Đình Xá, Chương Mỹ, Hà Tây cũ).

- Các vị Tiên, các thần linh trong Đạo giáo, cao nhất có Ngọc Hoàng (ở Nam Phong, Nam Trực), các Thánh Mẩu trong Tam Phủ, Tứ Phủ, Tứ vị Thánh Vương Mầu Liễu (Tiên Thiên Thánh Mẩu ở Trực Thanh, Trực Định, Nam Định), Thánh Mầu Thiên Y A Na (Hải Cát, Hương Trà, Thừa Thiên Huế) Chử Đồng Tử – Tiên Dung – Tây Sa, một trong Tứ Bất Tử của Việt Nam (xã Tự Nhiên, Thường Tín, Hà Tây cũ).

     Việc thờ phụng các Thiên thần với tư cách là các vị Thành hoàng – vị thần bảo hộ cho cộng đồng làng xã, là hoàn toàn dễ hiểu vì trong xã hội cổ truyền, vị thế của người nông dân là: Trông trời, trông đất, trôngmây Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm.


0 nhận xét

Thờ thành Hoàng làng đã trở thành phong tục của nhân dân Việt Nam

     Trước thế kỷ XV, có lẽ ở nông thôn các làng xã vẫn thờ phụng các Thổ thần là chính, tuy nhiên, đây đó ta còn có những tư liệu về thờ phụng Thành hoàng ở làng xã từ những thế kỷ trước đó. Trước nhất, vớitư liệu biết được đến nay tấm bia có ghi hai chữ “Thành hoàng” đầu tiên tại làng xã Trường Son, huyện Thủy Nguyên, Kiến An, ghi ông tù trưởng họ Lại, húy Bốn, vợ họ Đào, sinh con trai là tướng tài trong kháng chiến chống Nguyên Mông, diệt ô Mã Nhi, sau được phong là Đtrong Cảnh Thành hoàng Trần Triều Phò mã Thượng phẩm đại liệu ban, quan nội hầu, nội quốc công, Thượng đẳng Phúc Đại Vtrong.

Thờ thành Hoàng làng

     Tuy nhiên, tấm bia này lại dựng vào thế kỷ XIX theo bài soạn của Nguyễn Bính vào năm 1572. Một tấm bia khác do Nguyễn Đình Tuấn, tiến sĩ 1481, dựng vào năm 1487 ở Gia Ltrong, Bắc Ninh về ngôi đền Trăn Tân, nói rõ thể thức rước thần tronghội làng.

     Chúng ta còn có nguồn tư liệu gián tiếp khác là ngôi đình. Vào thời Trần, tư liệu lịch sử còn lại cho biết, các làng đã dựng các ngôi đình trạm để thờPhật, nơi dừng chân nghĩ ngơi của các khách bộ hành. Năm 1231, Trần Thừa bắt các đình trạm dựng tượng thờ Phật. Năm 1474, nhà nước đã phải can thiệp vào việc thờ cúng ở đình của các tư nhân lập ra để thờ thần, đình có cả ruộng hậu. Như vậy, từ 1474, đình không cần nấp bóng thờ Phật nữa, cũng không còn thuần túy là đình trạm nữa, mà đã thờ các vị thần. Năm 1496, Lê Thánh Tông ra lệnh cho làng quản lý đình, và từ đó mở đầu cho một giai đoạn phát triển của hình thức thờ thần ở đình làng, đó là các Thành hoàng và tồn tại cho đến nay.

     Cũng từ thời nhà Lê trở đi vớisự thắng thế của Nho giáo, tầng lớp nho học ở làng xã ngày một đông đảo, đã nắm lấy quyền quản lý đình làng, nghi thức hóa việc thờ cúng theo tinh thần Nho giáo. Đặc biệt là từ thế kỷ XVI, vớiviệc phong bằng các cho các Thành hoàng làng xã của các nhà nước phong kiến, một lần nữa nâng cấp và chính thức hóa việc thờ cúng này ở nông thôn.

     Thời Lê mạt, ở nông thôn đâu đâu cũng nô nức dựng đình miếu, tìm kiếm Thành hoàng thờ cúng vị phúc thần bảo trợ cho làng mình.

     Làng nào có những cổ tích lưu truyền thì được thu thập và hệ thống lại, có những danh nhân nào đều được khai thác để thành Thành hoàng. Nơi nào không có thì mượn hay chung Thành hoàng vớilàng khác.

     Diện mạo Thành hoàng lúc này (tức là vào thời Lê) ít nhất cũng gồm ba loại chính. Đó là: 1. Các thần sông nước (thần rắn, thần sông, thần biển); 2. Thần đá, thần đất, thần núi; 3. Thần có gốc gác thần nước, thần núi nhưng được lịch sử hóa, nhập vào hệ thống thần thời Hùng Vương, An Dương Vương, Hai Bà Trưng. Sách Bách thần thời Lê đã thống kê có 1026 đình, đền ở 944 làng xã thờ Hùng Vương và các thần nhân, tướng lĩnh của vua Hùng.

     Như vậy, con đường tiếp thu và du nhập cái tên “Thành hoàng” của các thần bảo hộ các thành trì, đô thị của Trung Quốc có lẽ là qua việc các quan cai trị nhà Đường dựng ông thần bản địa Tô Lịch trở thành Thành hoàng của Đại La – Thăng Long và sau này vẫn được các triều đại phong kiến tự chủ tiếp tục phong tặng và thờ phụng. Từ Đại La – Thăng Long, nó được đưa về các làng xã, ưở thành tước hiệu của các vị thần bảo hộ cho mỗi làng – Thành hoàng làng, một hiện tượng tín ngưỡng tiêu biểu của cộng đồng làng, trong khi đó ở Trung Quốc các thồn xã vẫn chỉ thờ các Thổ thần mà thôi.

     Tất nhiên, ở làng Việt Nam, từ các vị Thổ thần trở thành Thành hoàng đã trải qua nhiều biến đổi, vừa do sự phát triển nội tại của bản thân làng xã, do giao lưu ảnh hưởng và nhất là do tác động của nhà nước phong kiến trung ương tập quyền theo hướng phong kiến hóa, Nho giáo hóa thờ cúng Thành hoàng ở các làng với ước muốn ngày một can thiệp và nắm lấy hệ thống thần linh và tín ngưỡng này để thao túng cấp hành chính cơ sở là làng xâ. Điều này thể hiện rõ rệt hơn cả từ thời Lê và nhất là từ thời Nguyễn, qua việc hàng năm vua phong thần cho các Thành hoàng ở làng xã, quy định các thể thức tế tự, nghi lễ…

0 nhận xét

Nguồn gốc của Thành Hoàng

     Thờ cúng Thành hoàng là tín ngưỡng rất phổ biến ở các làng xã ngườiViệt và ở một số dân tộc thiểu số khác, như Mường, Tày, tuy mức độ kém phổ biến hơn. Có thể nói, nếu thờ tổ tiên là tín ngưỡng chính của cộng đồng gia tộc thì thờ Thành hoàng là tín ngưỡng chính của cộng đồng làng. Thiếu hiểu biết về thờ Thành hoàng làng xã sẽ hạn chế đối vớisự hiểu biết dân gian nói chung và tín ngưỡng làng xã nói riêng, đối vớiviệc tìm hiểu con người và văn hóa của ngườinông dân Việt Nam.

Nguồn gốc của Thành Hoàng

     Đã có nhiều nhà nghiên cứu bỏ công sức tìm kiếm từ nguyên của chữ “Thành hoàng” và đưa ra định nghĩa về loại tín ngưỡng này. Một điều không thể chối cãi là “Thành hoàng” là tên gốc từ Hán: “Thành” là cái thành, còn “Hoàng” là cái hào đào sâu bao quanh thành, tức vị thần coi giữ, bảo trợ cho cái thành trì của Trung Quốc. Sách Lễ nghĩa không khảo của Trung Quốc nói “Thành hoàng là thần bảo vệ Thành. Vì vậy đã là Thành dù to hay nhỏ người Trung Quốc đều thờ Thành hoàng”.

     Như vậy, cùng mang tên Thành hoàng nhưng ở Trung Quốc là vị thần của Thành trì, Thành thị, mà nổi tiếng nhất là Thành hoàng củaThượng Hải, phổ biến nhất ở Trung Quốc từ thời Đường – Tống; còn ở Việt Nam thì Thành hoàng là vị thần của mỗi làng xã, trong khi đó các làng, thôn của Trung Quốc chỉ thờ các Thổ thần.

     Các nhà nghiên cứu của nước ta cũng đã để công khảo cứu tên “Thành hoàng” được dùng ở nước ta từ bao giờ. Ở Trung Quốc người ta truy tìm gốc gác vị Thành hoàng đầu tiên ở sách Chu Lễ là Thùy Dung (hay Chúa Dung), theo quan niệm dân gian là vị Hỏa thần, luôn trú ngụ trên tường và cửa thành, nhưng việc cúng lễ Thành hoàng và phong trongcho Thành hoàng là từ thời Hậu Đường (934) và tới thời nhà Minh thì chính thức hóa việc cúng tế Thành hoàng ở các phủ, châu, huyện. Còn ở nước ta, sách đầu tiên nói đến Thành hoàng là Việt điện u linh, đó là Tô Lịch với tước hiệu “Đô phủ Thành hoàng thần quân” của thành Đại La, lúc đó là trị sở của phủ đô hộ nhà Đường tại Việt Nam. Cũng phải ghi nhận rằng, việc phong thần này là theo mô thức Thành hoàng của Trung Quốc và do các quan đô hộ Trung Quốc gia phong. Đó là một kiểu Thành hoàng Trung Quốc được áp đặt ở Việt Nam và sau này nhà nước phong kiến Việt Nam tiếp tục gia phong và thờ phụng. Đặc biệt là sau khi Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long đã phong thần Tô Lịch là Quốc Đô Thăng Long Thành hoàng Đại Vtrong. Đến đời Trần thì vớimỹ hiệu: Bảo Quốc Trần linh định bang, Quốc đô Thành hoàng Đại Vtrong. Đến triều Lê, năm 1442, vua Lê Nhân Tông cho lập đền thờ Đô Đại Thành hoàng.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: cách thờ cúng tổ tiên, van khan to tien
0 nhận xét

Thực tế phục hồi của nghi thức thờ tổ tiên

     Trong thực tế, các nghi thức thờ cúng tổ tiên đang được phục hồi theo hướng phô trương, không phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội hiện đại. Cũng do mức sống của một bộ phận cư dân cao hơn trước nên bày ra lễ thức cầu kỳ, làm mất đi tính thiêng liêng của tín ngưỡng. Ngày giỗ bày mâm cao cỗ đầy, ăn uống cười nói ầm ĩ đến mức việc cúng lễ chỉ là cái cớ.

Thực tế phục hồi của nghi thức thờ tổ tiên

     Các nhà thờ họ thi nhau xây dựng, dòng họ dựng sau cố gắng ganh đua xây to hơn, bề thế hơn họ trước. Tư tưởng bản vị, đầu óc hẹp hòi, cổ hủ của người nông dân khi xưa lại hồi sinh đậm đặc hơn. Có những gia đình nghèo, kinh tế rất khó khăn, nhưng sợ dư luận hàng xóm cho là “bất hiếu” nên vẫn đành vay mượn để tuân theo các nghi thức cúng tế quá rườm rà lãng phí. Mặt khác, có thể nhận rõ tính chất vụ lợi trong việc thờ cúng hiện nay. Người ta sẵn sàng mua những đồ mã đắt tiền để đốt cho tổ tiên (ô tô, xe máy, đô la, quần áo…) chỉ để mong tổ tiên phù hộ, “cho”lại họ nhiều như thế. Thậm chí, nhiều ngườithờ tổ tiên chẳng phải vì lòng biết ơn (khi cha mẹ còn sống thì đối xử không tốt, nhưng khi biết chết lại cúng mâm cao cỗ đầy), mà chỉ để cầu sự phù trợ của người âm cho buôn may bán đắt, cầu trúng xổ số, trở nên giàu có…

     Làm thế nào để phục hồi tín ngưỡng nhưng vẫn giữ được trong nó những giá trị nhân văn quý giá buổi ban đầu, và thích nghi, phù hợp với cuộc sống hiện đại, đó là điều rất đáng quan tâm.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: thờ cúng tổ tiên, văn khấn tổ tiên
Thứ Hai, 20 tháng 7, 2015 0 nhận xét

Thờ cúng tổ tiên đã trở thành đạo lý làm người

     Mức độ phục hồi tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên diễn ra không đồng đều ờ các vùng: ở nông thôn mạnh hơn thành thị, ở miền Bắc có phần sâu đậm hơn miền Nam. Là vùng đất mới, cư dân lại được tập hợp từ nhiều vùng khác nhau, làng xã Nam Bộ có kết cấu không bền chặt như làng xã Bắc Bộ, và do đó thờ cúng tổ tiên cũng bót phần nghi thức chặt chẽ, thờ cúng ít đời hơn (phần lửn chỉ thờ đến ba đời).

Thờ cúng tổ tiên đã trở thành đạo lý làm người

     Điều này đã được một học giả nước ngoài nhận xét: “ở các vùng lãnh thổ mới, từ lâu do người Chăm và người Môn Khmer chiếm cứ, họ không biết đến truyền thống Nho giáo của ngườiViệt Nam… Ở đây mối quan hệ giữa các thành viên của gia đình và những nhóm thân tộc thường yếu hơn, việc thờ cúng tổ tiên cũng được thừa hành vớiít nghi thức và ít tính thống nhất hơn”. Một số dân tộc thiểu số ở phía Bắc cũng có lệ thờ cúng tổ tiên, còn phần lớn các tộc người ở Tây Nguyên và Nam Bộ không có tục này (một số có tục bỏ mả, một số khác chỉ cúng giỗ một hai năm đầu). Như vậy, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên phổ biến nhất, bền vững nhất và sâu đậm nhất là ở người Việt Bắc Bộ.

      Sau những tổn thất của một cuộc chiến tranh kéo dài, đời sống tinh thần của con người dường như thiếu sự ổn định. Họ tìm cách nương tựa vào cõi tâm linh, và trước hết tìm kiếm sự trợ giúp của những người thân đã khuất. Thờ cúng tổ tiên, ngoài trách nhiệm đạo lý, vốn là tín ngưỡng có hình thức giản dị, không mất nhiều thời gian, lại thiết thực trước là cúng lễ tổ tiên, sau là con cháu được thụ lộc. Vì thế, hình thức này dễ phổ cập trong mọi gia đình, dù nông dân hay trí thức, dù con trưởng hay con thứ, con trai hay con gái, giàu hay nghèo bởi vì “tâm động quỷ thần trí” (có tâm thì thần linh sẽ biết). Nếu như có thể thống kê được một cách trongđối số người theo các tôn giáo khác (Ki-tô, Cao Đài, Hòa Hảo, Phật…) thì lại không thể đưa ra một con số những người thờ cúng tổ tiên. Không kể những tín đồ của đạo Phật, đạo Nho – vốn có giáo lý và nghi thức gần gũi vớithờ tổ tiên, mà ngay cả các con chiên ngoan đạo của Kitô giáo – vốn có giáo lý nghiêm khắc, chặt chẽ, cũng tham dự vào các nghi thức thờ cúng tổ tiên, thậm chí cũng thắp trong. Các ngày giỗ Tổ, giỗ cha mẹ họ vẫn làm cỗ cúng vái và vẫn thường xuyên chăm sóc mồ mả tổ tiên. Dường như đối với con người hiện đại không hề có sự mâu thuẫn nào trongviệc họ đồng thời tham gia vào nhiều hành vi lễ thức tôn giáo. Thờ cúng tổ tiên – hơn cả một thứ tín ngưỡng – đã trở thành Đạo làm người.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: phong tuc tho cung, cung gia tien
0 nhận xét

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên được khôi phục mạnh mẽ sau chiến tranh

     Kết quả do chúng tôi trực tiếp khảo sát cuối năm 1995 ở một làng cổ ven đô (nơi chịu ảnh hưởng khá mạnh mẽ của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa) là làng Triều Khúc, huyện Thanh Trì, ngoại thành HàNội cũng rất đáng lưu ý. 84,4% người tin có linh hồn, 35,5% tin có ma. Khi được hỏi về các hành vi tín ngưỡng, có tới 95,5% gia đình quan tâm đến hướng để mồ mả,rồi sau đó mới tham gia vào các hành vi khác: chọn giờ tốt, xấu (88,8%), xem chân gà (60%), xem tướng (22,2%), hầu đồng 2,2%}…

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

     Trong gia đình, nếu như chỉ 8,9% gia đình có bàn thờ Mẫu, 16% có cây thờ Thổ thần, 31,1% có riêng bàn thờ Phật, 40,2% có bàn thờ Cô Tổ, ông Hoàng thì có tớỉ 92% gia đình có bàn thờ tổ tiên (8% còn lại đều là các gia đình trẻ mới thành lập, chỉ có bàn thờ Thổ công, vẫn thờ tổ tiên bên nhà bố mẹ). Trên 60% gia đình thờ tổ tiên bốn đời, 33% gia đình thờ năm đời, cá biệt có một số gia đình thờ sáu đời. Với các gia đình có bàn thờ tổ tiên thì 47% nhà ngày nào cũng thắp hương, còn 53% chỉ thắp vào ngày tết, giỗ và các ngày sóc, vọng, về nguyên nhân thờ cúng tổ tiên, 100% thống nhất đưa ra ba lý do: nhớ ơn cội nguồn; mong tổ tiên che chở phù hộ và giáo dục truyền thống gia đình cho con cháu. Còn về vấn đề xây dựng nhà thờ họ và tôn tạo mồ mả tổ tiên, chỉ có 4% cho rằng không cần thiết còn 96% cho rằng việc ấy rất cần.

     Qua những số liệu kể trên, chúng ta có thể đưa ra một vàinhận xét ban đầu khái quátSo với các tôn giáo tín ngưỡng khác, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên nếu có bị mai một ít nhiều trong chiến tranh thì hiện nay đang được nhanh chóng phục hồi mạnh mẽ hên diện lớn toàn quốc. Lý do cơ bản nhất cho sự phục hồi này là nội dung đạo lý tốt đẹp của tín ngưỡng. Nó đã và đang đóng vai trò quan trọng thúc đẩy con người phát huy những giá trị nhân văn tốt đẹp của dân tộc cho cuộc sống mới: thái độ trân trọng đối với truyền thống, đối với gia đình,vớidân tộc. Những giá trị nhân vàn truyền thốngnày là nền tảng quan trọng cho việc tiếp nhận các tinh hoa văn hóa nhân loại, trongquá trình con người Việt Nam hòa nhập với thế giới.


0 nhận xét

Niềm tin tín ngưỡng của người Việt Nam qua những con số

     Đã có thời kỳ, người ta nghĩ một cách đơn giản rằng xã hội càng phát triển, khoa học kỹ thuật càng tiến bộ thì con người càng bớt đi niềm tin vào thế giới vô hình, con người sẽ sống tỉnh táo hơn, khoa học hơn. Có lẽ điều này chỉ đúng một phần, vì khi thế giới càng chia nhỏ rành mạch, con người càng mở rộng tầm nhìn thì những khoảng trống, những điều chưa thể giải thích càng lớn. Đó là điều bí ẩn của thế giới tâm linh, đặc biệt là mối liên hệ ràng buộc vô hình nào đó giữa những người cùng dòng máu.

Niềm tin tín ngưỡng của người Việt Nam qua những con số

     Khoa học cũng đang tìm cách chứng minh về dòng điện sinh học có thật giữa những người chung huyết thống dù họ ở rất xa nhau. Vậy có sự liên hệ giữa người sống và người thân đã mất không? Các nhà nghiên cứu còn đang tìm tòi, nhưng niềm tin về mối liên hệ ấy vốn đã tồn tại, lưu giữ hàng nghìn năm, vẫn còn đang chi phối con người thời hiện tại.

    Trước hết, chúng ta cấn lưu tâm đến các số liệu điều tra thực tế:

    Trong chuyên luận Thực trạng văn hóa gia đình Việt Nam, qua khảo sát năm địa bàn hai đô thị lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, ba vùng nông thôn là Hà Tây, Hòa Bình và Cần Thơ, các phiếu điều tra cho chúng ta thấy những con số về tín ngưỡng này:

- 100% gia đình có bàn thờ tổ tiên.

- 96,75% bàn thờ được đặt ở vị trí tôn nghiêm nhất trong nhà.

- 95,85% các cặp vợ chồng đều nhớ ngày giỗ của người thân.

     Việc chăm sóc mồ mả tổ tiên những năm gần đây được chútrọng nhiều hon trước, gần 100% gia đình ở nông thôn thường xuyên chăm nom. Ở Hà Nội, con số này là 85% và thành phố Hồ Chí Minh là 89%.

     Cũng theo kết quả khảo sát của tác giả cuốn sách, các nghi thức tang lễ cúng giỗ, sau một thời gian dài tiến hành giản tiện (do chiến tranh hoặc do điều kiện kinh tế), hiện nay đang quay trở lại vớinhững hình thức cầu kỳ, phức tạp. Nhiều gia đình mời cả nhà sư đến cầu kinh trong tang lễ: 61,22% ở thành phố Hồ Chí Minh, 48% ở Hà Nội, 4% ở nông thôn Hà Tây, 3,13% ở nông thôn cần Thơ. Xu hướng gửi linh hồn ngườichết lên chùa (để nhà chùa thường xuyên hương khói) cũng tăng: Hà Nội 28%, thành phố Hồ Chí Minh 28,4%, nông thôn Hà Tây 3%, cần Thơ 1,56%. Riêng ở Hòa Bình, người Mường không có phong tục này.

     Tín ngưỡng thờ cúng ông Tổ dòng họ cũng được phục hồi. Ở các nơi đều có hiện tượng đua nhau dựng lại và tu sửa từ đường dòng họ, xây cất, quy tụ mồ mả tổ tiên. Việc tập họp con cháu trong ngày giỗ được coi như việc làm đương nhiên cần thiết ở nông thôn: ở Hà Tây 91%, Hòa Bình 88,5%, cần Thơ 86%. Ngay ở các đô thị, việc tập họp xem chừng rất khó khăn, nhưng con số cho thấy cũng đáng kể: 27% ở Hà Nội và 18,4% ở thành phố Hồ Chí Minh. Riêng vấn đề gia phả có điều đặc biệt. Do một thời gian dài chiến tranh, gia phả bị thất lạc và bị coi nhẹ nên đa số các gia đình không còn gia phả (ở Hà Nội số gia đình còn gia phả là 15%, thành phố Hồ Chí Minh là 15,3%). Càng hiếm các gia đình những năm gần đây ghi chép tiếp gia phả (8% ở Hà Nội, 8,2% ở thành phố Hồ Chí Minh). Ngườita đã rút ra nhận xét rằng: “Việc phục hồi gia phả khó khăn hơn nhiều so với việc phục hồi thờ cúng tổ 
tiên”.




Từ khóa tìm kiếm nhiều: tục thờ cúng tổ tiên, cúng gia tiên
0 nhận xét

Nơi thờ cúng các Vua Hùng và lễ hội đền Hùng

     Tại Lâm Thao, Vĩnh Phú, vua Hùng được thờ cúng trong cả một quần thể kiến trúc với ba di tích chính: từ đền Hạ lên đền Trung, đến đền Thượng. Đền Hạ được coi là noi bà Âu Cơ sinh ra bọc thai trăm trứng nở thành trăm ngườicon; đền Trung là nơi hoàng tử Lang Liêu đã dâng bánh chưng mời vua và đền Thượng là nơi Hùng Vương làm lễ tế trời đất, cầu Thần Lúa cho con cháu dân Việt ngàn đời được sống trong cảnh bình an, no đủ, hạnh phúc. Cạnh đền Thượng có lăng nhỏ, truyền là mộ Tổ.

Nơi thờ cúng các Vua Hùng và lễ hội đền Hùng

     Trước đền có cột đá thề, tục truyền, trước khi lên ngôi, Thục An Dương Vương đã thề trước vong linh các vua Hùng là trọn đời giữ gìn giang sơn gấm vóc, mà Tổ tiên để lại. Ngoài ra, xung quanh các di tích thờ vua Hùng còn có những di tích nhỏ như Giếng Ngọc, Đền Giếng (gắn với sự tích hai nàng Tiên Dung và Ngọc Hoa – con gái vua Hùng thứ 18), đền thờ người anh hùng làng Gióng… và những dãy núi lớn nhỏ hướng về núi Mẹ. Cảnh quan nơi đây quả thật là đẹp và kỳ vĩ.

     Với tầm cỡ quốc gia, ngày giỗ Tổ đã thành lý do cho việc hình thành một kỳ lễ hội kéo dài tưng bừng suốt từ mùng 8 đến 11 tháng ba (âm lịch). Nhưng đúng vào ngày 10, từ sớm tinh mơ, ngườiđã đổ về đây chứng kiến cuộc tế lễ vua Hùng. Từ các đại diện cấp cao của nhà nước cho đến những ngườibình dân bình thường lam lũ, ai nấy đều thành kính thắp nén nhang thơm tỏ lòng biết ơn và cầu mong linh hồn vua Hùng phù hộ cho mình, cho gia đình mình, cho con cháu cả nước và cho vận mệnh dân tộc. Các nghi thức tế, lễ, dâng hương, dâng hoa, dâng rượu được tiến hành trang trọng. Người ta cũng dâng nhiều đồ lễ vật, đặc biệt có bánh dày, bánh chưng dâng lên vua cha và nhớ ơn công đức các vua Hùng đã dạy dân trồng lúa. Sau khi làm lễ, người ta tiến hành các đám rước có nội dung liên quan đến truyền thuyết Hùng Vương, có múa hát xoan theo kiểu hát nghi lễ. Ngoài ra, ở phần hội còn có nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn như đu tiên, múa rối, tung còn, hát đúm, đánh trống đồng…

     Có thể nói, ngày giỗ Tổ Hùng Vương là sự phát triển cao có tính chất trừu tượng hóa ý thức về cội nguồn, bắt rễ sâu xa tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở làng xã, trong gia đình và gia tộc. Triết lý cội nguồn trên phạm vi quốc gia ấy cũng đã đóng góp một phần quan trọng trong việc củng cố về mặt lý luận cho sự liên kết các quan hệ máu mủ thân tộc. Nhà và nước, nước và nhà, nước mất thì nhà tan, nước giàu thì dân mạnh. Chính vì thế, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam từ gia đình – dòng họ đến Tổ quốc đã không ngừng được gìn giữ bảo tồn qua các bước thăng trầm của lịch sử, bất chấp mọi mưu đồ đồng hóa của giặc ngoại xâm.

4 nhận xét

Nguồn gốc lễ giỗ Tổ Hùng Vương

      Lễ Giỗ tổ nước chắc chắn có lịch sử muộn hơn rất nhiều so với các lễ giỗ trong thân tộc. Nó phải gắn với giai đoạn phát triển trong nhận thức của con người về vấn đề dân tộc. Như đã trình bày ở phần trên, chỉ sau đời Lê, khi ý thức về “vị Thánh vương ngàn đời” của dân tộc được khẳng định trong bộ máy trong triều, các nghi lễ thờ cúng Hùng Vương được chính thức thành hình.

Nguồn gốc lễ giỗ Tổ Hùng Vương

     Mặc dù trong một số tác phẩm phong tục, ví dụ Việt Nam văn hóa sử cương, ở phần tế tụ của quốc gia có nhắc đến các nghi lễ Nho giáo thuần túy: tế Trời ở lê Nam giao, tế tổ tiên riêng của nhà vua ở Tôn miếu, tế Thổ thần và Cốc thầnở đàn Xã tắc…, nhưng không thấy nói gì đến lễ Tổ Hùng Vương. Điều này có thể lý giải rằng, việc giỗ Tổ Hùng Vương chủ yếu vẫn là hình thức tín ngưỡng dân gian, dù ở phạm vi toàn quốc.

     Như đã nói ở trên, từ truyền thuyết bào thai trăm trứng đến sự tích Hùng Vương, người Việt Nam đã dựng lên cho ông Tổ của mình một lý lịch hoàn chỉnh, có cả ngày mất (kỵ). Theo tư liệu của tác giả Toan Ánh, “trước đây hàng năm tại đền vua Hùng ở làng cổ Tích, phủ Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, có tổ chức quốc tế và có đại diện của triều đình tới đứng chủ tế trong ngày giỗ. Dân chúng các nơi kéo về đền Hùng lễ Tổ và ngay cả các tỉnh cũng có tế vọng vua Hùng. Vì thế, đó là ngày giỗ quan trọng nhất của ngườiViệt Nam”.

Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mồng Mười tháng ba

     Mồng Mười tháng ba hàng năm đã trở thành ngày giỗ của vua Hùng, thành ngày hội tụ con cháu khắp mọi miền đất nước hướng về đất Tổ.

     Không chỉ đền Hùng ở làng cổ Tích, xã Hy Cương, huyện Lâm Thao – được coi là “đất thánh”, mà theo thống kê, tính riêng 1000 xã vùng trung du Vĩnh Phú, Hà Sơn Bình, Hà Bắc đã có khoảng 1200 di tích thờ cúng vua Hùng và các tướng lĩnh. Ngay từ xưa, “bộ Lễ đã thống kê trong sách thờ bách thần có tới 1026 đình đền ở 944 làng xã thờ Hùng Vương, thân nhân và các tướng lĩnh của các vua Hùng”.

Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2015 0 nhận xét

Quy định tín ngưỡng thờ cúng của gia tộc

      Gia tộc cũng có những quy định tín ngưỡng cho việc thờ cúng Thủy tổ dòng họ. Mặc dù đã qua nhiều đời nhưng ngày giỗ họ vẫn được lưu truyền nhờ việc ghi chép gia phả. Đây là cuốn sổ biên theo thứ tự các vị tổ của các đời gồm tên tuổi, chức tước, công trạng, ngày sinh tử và nơi mộ táng. Gia phả được cất giữ tại nhà trường họ, nhiều họ còn sao chép thành nhiều bản cho các chi, ngành, nhánh.

Quy định tín ngưỡng thờ cúng của gia tộc

     Việc giỗ họ được thực hiện tại nhà họ (từ đường), hoặc với những dòng họ không có từ đường riêng thì việc cúng giỗ được tiến hành ngay tại nhà trưởng họ, hay tại một đài lộ thiên (có dựng bia đá ghi thủy hiệu các vị tổ). Trong ngày giỗ Thủy tổ, tất cả con cháu trưởng các chi, ngành, nhánh buộc phải có mặt. Các con cháu khác, tùy vào hoàn cảnh mà mang đồ tới góp giỗ, người bó nhang, nải chuối, người thì mang gạo, mang tiền. Với những dòng họ đông, chỉ đàn ông được dự lễ giỗ Tổ, còn phụ nữ có thể đến từ hôm trước để giúp việc bếp núc. Có dòng họ làm ăn phát đạt, vào ngày giỗ Tổ, thậm chí còn mời cả đội tế và phường bát âm đến làm lễ. Tại buổi giỗ, trưởng họ thay mặt cả họ vừa báo cáo cồng việc cũng như thành tích với tổ tiên, vừaôn lại sự nghiệp, công trạng của các vị tổ để giáo dục cho lớp con cháu hiểu về tổ tiên mình và biết ơn cội nguồn. Ngoài ra, các thành viên – nhân dịp này – cũng bàn bạc các công việc trong họ (kiện tụng, ma chay, hôn nhân, hay giúp đỡ tương trợ lẫn nhau) và tộc trưởng có vai trò điều chính, hòa giải tạo nên sự thống nhất trong thân tộc.

     Lễ giỗ Tổ được tổ chức chu đáo và duy trì đều đặn hàng năm do nguồn kinh phí được chuẩn bị trước (của hương hỏa) và không ngừng được bổ sung qua các đời bằng việc phân bố qũy họ (chia theo đầu đinh). Tổng qũy này được sử dụng chủ yếu vào hai việc: hương khói thờ Tổ, cúng giỗ Tổ và sửa sang từ đường.

     Hương hỏa là phần gia sản của cha mẹ để lại cho con cháu nhằm thờ phụng, cúng tế sau này. Nếu cha mẹ không có di chúc thì con trưởng có nhiệm vụ tách riêng một phần gia sản làm hương hỏa rồi sau đó mới phân chia cho các em. Phần hương hỏa này không được phép chia, không được mua bán, nhằm duy trì sự thờ cúng tổ tiên. Từ đó, đặt ra vấn đề thừa kế hương hỏa. Ở nước ta, tuy nhấn mạnh việc con trai trưởng (và sau đó là con thứ) thừa kế hương hỏa, nhưng trong trường hợp đặc biệt vẫn cho phép trưởng nữ có quyền ấy. Khi trưởng nữ chết, hương hỏa chuyển cho trưởng tử hoặc cháu đích tôn của mình. Luật pháp xưa đã quy định rằng: khi người trưởng họ chết, người con kế tục vai trò trưởng họ sẽ nhập phần hương hòa của cha vào phần hương hỏa của mình rồi trích một nửa làm hương hỏa của đời mình. Ngườicháu tiếp tục công việc của trưởng họ cũng làm như thế. Trong trường hợp người chết không có người thừa kế thì gia sản được sung công bảy phần, ba phần còn lại giao cho một người hoặc một tổ chức (thường là làng) quản lý để lo cúng lễ cho người ấy. Tất cả mọi quy định của luật pháp, quy ước của phong tục đều nhằm làm cho việc thờ phụng tổ tiên được duy trì nề nếp.

     Bên cạnh các nghi lễ cúng tế trong gia đình và gia tộc, còn phải kể thêm vào hệ thống nghi thức tế lễ tổ tiên một hình thức: tảo mộ. Ngoài việc đắp thêm mộ trong lễ ba ngày (sau khi người thân chết), các gia đình, dòng họ thường đi thăm mộ, cúng tế sửa sang mồ mả vào dịp Tết Thanh minh tháng ba (có noi như làng biển Du Xuyên – Thanh Hóa lại đắp mộ tổ tiên vào rằm tháng chạp, nên ở đây gọi là lễ chạp mả). Việc cúng tế tại mộ thường diễn ra đơn giản hơn nhiều so với cúng tại nhà,nhưng trước khi cúng trước mộ người thân, người ta phải khấn cáo xin phép Thổ công. Thăm nom sang sửa mồ mả tổ tiên, một mặt, là hình thức thể hiện lòng hiếu thảo của con cháu, mặt khác bởi quan niệm mồ mả vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của cả gia đình, gia tộc. Và người Việt cho rằng, nếu vị trí đặt mồ mả không tốt, hướng không đúng thì con cháu làm ăn sẽ lụi bại, không thể nào phát triển được.


0 nhận xét

Nội dung và ý nghĩa của đồ thờ

    Theo tài liệu, một bàn thờ gia tiên thường được chia làm hai lớp, ngăn cách bởi một tấm y môn che rủ. Lớp trong đặt long khám của thần chủ (hoặc ngai, hoặc ý tượng trưng cho ngôi vị của tổ tiền), một đồ thờ tên gọi tam sơn để đặt hộp trầu, chén rượu, ly nước, đĩa hoa quả. Lớp ngoài là hương án, trên đặt bình hương, đèn, ống hương, mâm bồng… Ngày thường, tấm y mồn được vén lên, nhưng vào ngày lễ, sau khi thắp hương khấn mời, y môn được thả xuống. Theo cách giải thích của dân gian, các vị tổ tiên cần được hưởng lễ một cách tự nhiên, không muốn có ai đứng nhìn mình ăn uống. Ngoài ra, phía trên bàn thờ có thể treo các bức hoành sơn son thiếp vàng ghi chữ Hán như Kính như tại, Phục kỳ thủy, Phúc măn đường, hoặc đôi câu đối treo ở hai bên, ví dụ:“Công đức bách niên duy Tử tôn vạn đại kiến

Nội dung và ý nghĩa của đồ thờ

     Nội dung các bức đại tự hay hoành phi, câu đối thường bộc lộ lòng thành kính của con cháu đối vớitổ tiên. Nhìn chung, chỉ ở các từ đường dòng họ hoặc các gia đình đại khoa mới đặt hoành phỉ, câu đối.

     Việc thờ cúng tổ tiên tại gia đình thường được tiến hành quanh năm, xuất phát từ quan niệm, dù thác nhưng linh hồn họ vẫn luôn ở bên cạnh con cháu. Không chỉ cúng lễ trong những dịp quan trọng như tang ma, giỗ chạp, cưới xin,… không chi trong những ngày lễ tiết như tết Nguyên đán, Thanh minh, Hàn thực, Đoan ngọ…, các ngày Sóc, Vọng theo chu kỳ tuần trăng, mà các vị tổ còn được con cháu kính cáo mọi chuyện vui buồn: sinh nở, ốm đau, thi cử, đỗ đạt, kiện cáo, bất hòa… Con cháu còn kính mời các vị về hưởng thụ hoa trái đầu mùa, lễ tạ tổ tiên khi có phúc, có lộc:

     Khôn ngoan nhờ đức cha ông Làm nên phải đoái tổ tông phụng thờ. là thế. Cố thể nói, trong tâm thức những người sống, tổ tiên là bất tử.

     Đồ lễ trên bàn thờ cũng không quy định chặt chẽ lắm, tùy tâm nhưng điều cơ bản phải là những thứ thanh khiết và được dành riêng. To nhỏ là tùy theo tinh chất của ngày lễ. Lễ trọng được chuẩn bị chu đáo hơn và nhiều đồ lễ hơn lễ thường, nhưng có những thứ không được phép thiếu: nến hương, ngọn đèn, chén nước, đĩa hoa. Hương đăng (nén hương, ngọn đèn) trên bàn thờ được coi là những dấu vết còn lại của tín ngưỡng thờ mặt trời và thần lửa. Chén nước trắng tinh khiết cũng được giải mã từ tục thờ thần nước xa xưa. Có thể một triết lý quen thuộc của phương Đông cũng đã xuất hiện ở đây: sự giao hòa âm dương. Bên cạnh chén nước, bình rượu (âm) cần đến sự có mặt của hương ỉửa (dương). Cũng như khi hóa vàng (đốt mã), người ta cho rằng phải đổ chén rượu hoặc nước lên đống tro thì người âm mới nhận được lễ. Theo quan niệm dân dã, nén hương là chiếc cầu nối giữa tổ tiên và con cháu, nó có khả năng chuyển tải lời thỉnh cầu của những người sống và chính mùi thơm thanh cao của hương, hoa đã tạo ra được sự giao hòa giữa người hai cõi.

4 nhận xét

Cách bài trí bàn thờ tổ tiên của người Việt

     Thân thích chết trẻ, hoặc chết vào giờ linh thiêng, vị tiền chủ (người chủ trước của mảnh đất họ đang sống, đã qua đời); Thánh sư (tổ nghề thủ công); Thổ công (thần trông coi việc trong bếp); Thổ địa (thần coi việc trong nhà); Thổ kỳ (thần coi việc chợ búa, vườn tược)… ở một số gia đình, vị trí các bàn thờ được sắp xếp theo quy định, ví dụ thờ Thánh sư ở góc nhà, thờ Tiền chủ ở bàn thờ đặt ngoài sân, thờ bà Cô, ông Mành ở cạnh thấp hơn bàn thờ tổ tiên…

Cách bài trí bàn thờ tổ tiên của người Việt

     Trong các vị thần được thờ tại gia, thường không có vị thần nào được sắp xếp ngang hàng với tổ tiên. Bàn thờ tổ tiên thường được lập cố định và hướng đặt bàn thờ củng thường được chú ý xem xét ngay từ khi xây nhà hoặc dọn sang nhà mới. Thông thường, ban thờ được đặt cao ở vị trí trang trọng nhất, gian chính giữa của nhà trên. Đây là điểm khác biệt với một số dần tộc khác ở Đông Á. Ở bên Hàn Quốc, người ta chi lập ban thờ và dán bài vị khi có việc cúng giỗ. Ở Nhật Bản, vị trí trang trọng nhất trong nhà dành thờ Thần đạo (Shinto) còn ban thờ tổ tiên lại lập ở gian phụ.

     Việc bài trí các bàn thờ gia tiên thường không hoàn toàn giống nhau, điều này phụ thuộc vào quan niệm tâm linh và cả điều kiện kinh tế của gia chủ. Nhìn chung, bàn thờ gia tiên nào cũng có một số đồ thờ chủ yếu sau; bài vị (hoặc thần chủ), bát hương, đĩa đèn, bình hoa, chén rượu, hộp trầu, mâm bồng đựng hoa quả… Các gia đình bình dân, đồ thờ thường được làm bằng gỗ hoặc sành sỏ. Còn các gia đình giàu có thế nào cũng có đồ thờ tự bằng đồng, có thể là bộ tam sự (gồm đỉnh đồng làm bàng bình cắm hương và hai con hạc đồng), bộ ngũ sự (thêm hai ống hương bằng đồng) hay bộ thất sự (ngoài nấm vật trên còn có thêm đôi đèn bằng đồng nữa). Bàn thờ gia tiên của ngành trưởng phức tạp hơn ngành thứ, của chi trưởng phức tạp hơn chi thứ. Gia đình con thứ, con út chỉ thồ vọng nên bài trí bàn thờ củng đơn giản hơn con trưởng.

     Với trách nhiệm thờ phụng nhiều đời: cao, tàng, tổ, khảo (bao gồm cả các cụ bà, bởi vì sau khi xuất giá, các cụ đã là “ma nhà chồng”), bàn thờ các gia đình chi trưởng, ngành trưởng có đật các tấm thần chú được làm bằng gỗ táo (với ý nghĩa cây táo sống nghìn năm) ghi rõ tên tuổi các vị tổ. Trên bàn thờ ở các từ đường dòng họ còn có bài vị Thủy tổ họ, bài vị có sự chuyển dịch. Khi thờ cúng đến đời thứ năm thì thần chủ của đời này được đem chôn, vì thế mới có câu “Ngũ đại mai thần chủ”. Các thần chủ đời sau được chuyển lên bậc trên, và tấm thần chủ của ông mới nhất được thay vào vị trí “khảo”. Như vậy, ở các gia đình chi thứ, ngành thứ, các vị tổ đời thứ tư, thứ ba chỉ được thờ vọng, mà chủ yếu thờ hai đời gần nhất (ông bà, cha mẹ).


Đọc thêm tại: http://tinnguongcotruyen.blogspot.com/2015/07/nghi-thuc-tho-cung-to-tien.html


Từ khóa tìm kiếm nhiều: cách thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng việt nam 
0 nhận xét

Nghi thức thờ cúng tổ tiên

      Đạo lý biết ơn và tiếp tục nối dõi truyền thống tổ tiên chỉ trở thành nội dung bên trong của tín ngưỡng khi đạo lý được bộc lộ thông qua các nghi thức có tính chất huyền bí, thiêng liêng. Cũng như học thuyết chính trị – đạo đức Nho giáo chỉ mang hình thức tôn giáo khi “sách vở thánh hiền được coi là kinh điển thiêng liêng, học thuyết được thần học hóa và các nhà tư tưởng được thần hóa, sắp xếp thành đạo thống, được thờ phụng trong Văn miếu”.

Nghi thức thờ cúng tổ tiên

      Theo các nhà nghiên cứu, Nho học bắt đầu mang ý nghĩa tôn giáo vào giai đoạn diễn ra cuộc tranh luận với các học thuyết đối địch, đặc biệt là Đạo giáo và Phật giáo (thời kỳ nhà Hán thế kỷ đầu công nguyên). Sự dung hòa, ảnh hưởng vay mượn qua lại giữa Tam giáo đã diễn ra ở Trung Hoa từ trước khi chúng du nhập vào Việt Nam. Vì vậy, người Việt tiếp nhận – dù Nho, Đạo hay Phật (nhánh đến từ Trung Hoa) đều ở lúc chúng đã có sự biến đổi, dung họp trong từng tôn giáo. Có chú ý tới điều này chúng ta mới hiểu tại sao các nghi thức thờ cúng tổ tiên ở nước ta tuy phần lớn phỏng theo nghi lễ Nho giáo, lại có những yếu tố rất gần gũi với Phật giáo hay Đạo giáo. Nhưng mặt khác, với tính chất một tín ngưỡng dân dã, các hành vi lễ thức thường được thực hiện theo tâm thức dân gian và cũng không hoàn toàn thống nhất ở các gia đình, các địa phương.

      Nghi thức thờ cúng tổ tiên mang tính bài bản – ngoài cuốn sách Thọ Mai gia lễ của tác giả Hồ Sĩ Tân – đã được trình bày khá cặn kẽ trong chuyên khảo Nếp cũ – túi ngưỡng Việt Nam của Toan Ánh và một số các sách phong tục khác như Việt Nam phong tục, Việt Nam văn hóa sức rong vv…


Đọc thêm tại: http://tinnguongcotruyen.blogspot.com/2015/07/su-dung-hop-tin-nguong-tho-cung-to-tien.html


Từ khóa tìm kiếm nhiều: thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng tôn giáo
0 nhận xét

Sự dung hợp tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

     Chính vì biết uyển chuyển dung hợp với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên (Phật giáo có ngày lễ Vu lan bồn, xá tội cho những linh hồn tổ tiên được trở về, và cả những vong hồn lang thang, cô hồn không người thờ cúng, lễ thức lại đơn giản dễ thực hiện, nên đạo Phật đã nhanh chóng chiếm được vị trí trong đời sống tâm linh của người Việt Nam. Như vậy, không chỉ Phật giáo dung hợp với tín ngưỡng tổ tiên để tồn tại mà tín ngưỡng này cũng cần đến Phật giáo như một điểm tựa tinh thần có tính chất hệ thống lý luận cho các quan niệm tâm linh.

Sự dung hợp tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

     Các giáo lý của đạo Kitô, so với các tôn giáo khác, mang tính cực đoan, chặt chẽ nhất. Chỉ có đức Chúa sáng thế là vị thần duy nhất được thờ phụng. Kitô giáo đã đả phá thuyết đa thần và coi các tôn giáo khác là “tà đạo “, người nào theo các tôn giáo tín ngưỡng khác (kể cả thờ tổ tiên) sẽ bị “rút phép thông công”.

     Sự cứng rắn, không khoan nhượng về giáo lý và đức tín của đạo Kitô, trong lịch sử Việt Nam, đã dẫn đến sự chuyển hướng từ những xung đột giữa hai dòng văn hóa sang xung đột về chính trị. Trong triều Nguyễn đã nghiêm khắc cấm đoán đối với đạo Hoa lang (Kitô) trước hết bởi tính chất “bất hiếu” này. Đây cũng là lý do khước từ chủ yếu của đông đảo cộng đồng người Việt Nam. Giáo sư Insun Yu nhận xét về điều này như sau; “Người Việt Nam không tiếp nhận đạo Cơ đốc (Kitô) vì đạo này khác biệt với đạo đức truyền thống. Không phải chỉ vì đạo này chống chế độ đa thê mà chính vì việc thờ cúng tổ tiên và thờ Thành hoàng – mà họ đã tin tưởng một cách sâu sắc – đã bị đạo mới coi như tục thờ ma quỷ và mê tín dị đoan”. Giáo sĩ Alexandre de Rhodes cũng đã thuật lại rằng, chính tín ngưỡng dân gian Việt Nam là điều trở ngại cho việc cải đạo ở đây. Bởi vậy, trong suốt nhiều thế kỷ, sự phát triển của đạo Kitô ở Việt Nam khá chậm chạp. Sang thời Pháp thuộc, việc phổ biến đạo này có dễ dàng hơn, tuy nhiên vẫn gặp rất nhiều cản trở khi đến với các tín đồ. Thực tế đỏ đòi hỏi các giáo lý đạo Kitô cần được mềm hóa cho phù họp. Năm 1968, Tòa thánh Vaticăng buộc phải cho phép các tín đồ thờ cúng ông bà, cha mẹ, và sau đó từng bước chấp nhận rao giảng bằng tiếng mẹ đẻ trong nhà thờ và sử dụng các hồng y, giám mục, linh mục người Việt với tư tưởng “sốngphúc âm trong lòng dân tộc”.

     Như vậy, các tôn giáo ngoại lai, để tồn tại được ở Việt Nam, đã buộc phải dung hòa với thứ tín ngưỡng bản địa cắm rễ sâu trong tâm thức người Việt – thờ cúng tổ tiên. Còn các tôn giáo mới xuất hiện trong nước như Cao Đài, Hòa Hảo ở miền Nam cũng đã biết dựa trên cơ sở của đạo thờ cúng ông bà. Nhưng không chỉ các tôn giáo, mà ngay cả trong các tín ngưỡng dân gian khác như tín ngưỡng thờ Thành hoàng, thờ Mầu…, ta cũng thấy dấu vết tác động của tín ngưỡng thờ tổ tiên ở sự biết ơn cội nguồn, biết ơn các đấng sinh thành. Bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ thần, người dân Việt thờ Mẩu (thờ Mẹ) với mong muốn kéo vị thần này gần với tín ngưỡng gia tộc, từ đó có mối đồng cảm gắn bó như giữa người mẹ luôn chở che với đàn con của mình. Nhưng, dù với tâm lý cởi mở, dễ chấp nhận các tôn giáo tín ngưỡng, thì “người Việt Nam với lòng tôn sùng tổ tiên đã đặt tất cả các tôn giáo tín ngưỡng khác xuống hàng thứ yếu”.

     Có thể nói, thờ cúng tổ tiên là một tín ngưỡng dần gian của dân tộc có nguồn gốc từ xa xưa và mang đạo lý nhân ái uống nước nhớ nguồn. Trong tiến trình lịch sử, nó đã được các hệ tư tưởng tôn giáo khác bổ sung hoàn chỉnh, thể chế hóa để trở thành một thứ đạo: Đạo Tổ tiên – Đạo Ông Bà.


Thứ Bảy, 18 tháng 7, 2015 0 nhận xét

Những trở ngại của Phật giáo, Kitô giáo

     Các tôn giáo khác như Phật giáo, Kitô giáo khi vào nước ta, để tồn tại và phát huy ảnh hưởng, đã phải từng bước chấp nhận tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, mặc dầu có thể đối lập với giáo lý khởi nguyên của chúng.

Những trở ngại của Phật giáo, Kitô giáo


     Một nhà nghiên cứu Phật học đã nhận xét: “đạo Phật thâm nhập vào đời sống tín ngưỡng dân gian ở Giao Chỉ không gặp phản ứng trở ngại, bởi lẽ những tín ngưỡng dân gian không chống lại những tín ngưỡng cơ bản của đạo Phật”. Thực ra, tín ngưỡng dân gian vốn có thái độ cởi mở với các tôn giáo khác, nhưng không phải các giáo lý nhà Phật đã thừa nhận ngay tín ngưỡng dân gian. Phật giáo coi cuộc đời là bể khổ, con người luôn phải kiếm tìm sự giải thoát ở thế giới khác, nhưng sự giải thoát ấy chỉ đạt được khi cá nhân họ đạt tới chỗ “vô ngã”. Một mặt, tư tưởng nhân đạo Phật giáo kêu gọi con người sống lương thiện “thiện giả thiện báo “, “ở hiền gặp lành “, nhưng mặt khác, lại đề xướng cái đích “vô ngã”, vươn tới bình đẳng, mọi cái gì liên quan tới “ngã”, đến gia đình, đến tôn ti trật tự đều bị gạt bỏ. Đây cũng chính là điểm mà buổi đầu Phật giáo đã bị các nhà nho kịch liệt công kích. Trong sách vở Phật giáo không nôi gì tới thờ cúng tổ tiên, thậm chí có những trường phái (Thiền Nhật Bản) còn có thái độ rất cực đoan: “Hãy gỡ bỏ tất cả các chướng ngại trên đường ngươi đang đi. Nếu trên đường đi, người gặp đức Phật, hãy giết chết đức Phật đi. Nếu gặp tổ tiên nhà người, hãy giết tổ tiên nhà người đi. Nếu gặp cha mẹ người, hãy giết chết cha mẹ người đi”. Tất cả chỉ đểmong đạt tới chỗ “vô ngã’’, được giải thoát. Thế nhưng, ở Việt Nam, Phật giáo đã dần dần từng bước vừa phải chấp nhận thể chế tổ chức xãhội theo Nho giáo, vừa phải tôn trọng nền luân lý đạo đức truyền thống, lấy đạo hiếu với cha mẹ, tổ tiên làm điều hệ trọng. Chẳng hạn, việc xuất gia tu hành của Phật giáo vốn không phù họp với truyền thống gắn bó gia đình của người Việt, nên đã ra đời hình thức tu tại gia, thậm chí dân gian còn đưa lên hàng đầu “Thứ nhất là tu tại gia…”, Hoặc chùa Phật không những phải cho phép gửi hậu cho những ngườichết không có con cái thờ phụng mà còn thực hiện lễ cầu siêu cho linh hồn tổ tiên được yên ổn. Ở gia đình Phật tử, bàn thờ Phật có thể đặt ngang với bàn thờ tổ tiên, hoặc cùng đặt thờ chung trên một bàn thờ. Trong lời khấn tổ tiên dường như bao giờ người ta cũng đọc “Nam mô A di đà Phật” ba lần, sau đómới cầu đến các vị tổ tiên của mình.



Đọc thêm tạihttp://tinnguongcotruyen.blogspot.com/2015/07/vi-tri-cua-phu-nu-trong-xa-hoi.html


0 nhận xét

Vị trí của phụ nữ trong xã hội

      Sự kế tục thờ cúng tổ tiên theo quyền trưởng nam được quy định lần đầu tiên trong bộ Luật do vua Lê Thánh Tông ban hành năm 1461. Người đàn ông có quyền lấy nhiều vợ nhằm có được con trai nối dõi (bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại). Thế nhưng, người phụ nữ Việt Nam không bị hạ thấp hoặc khinh miệt như phụ nữ phương Bắc, đặc biệt là ở gia đình bình dân. 

Vị trí của phụ nữ trong xã hội

     Các nhà dân tộc họ đã tìm ra những lý do chủ yếu về mặt kinh tế khiến người phụ nữ ở nước ta được tôn trọng hay vị nể. Đó là vị trí của họ trong nền sản xuất nông nghiệp lúa nước, buôn bán nhỏ, làm nghề thủ công và đặc biệt việc gánh vác toàn bộ công việc gia đình thay chồng đi phu, đi lính. Cũng vì thế, trong lĩnh vực tín ngưỡng, luật pháp và phong tục người ta không thể chấp nhận thực tế này. Ở làng xã, đặc biệt ớ trong các gia đình nông dân, nếu không có con trai, con gái được quyền thừa tự. Người con gái trưởng càng được hưởng phần hương hỏa để thờ cúng tổ tiên (điều 388-400 bộ Luật Hồng Đức). Việc cho con gái thừa tự chắc chắn cũng khá phổ biến nên mới có đoạn viết mang tính chất ca thán sau đây của nhà nho Phạm Đình Hổ ở thế kỷ XVIII: “Nước ta có cái lệ người nào không có con trai thì cho con gái ăn thừa tự. Không biết cái lệ ấy có từ thời nào. ôi! Nội ngoại đã chia ra hai họ, không lẽ lại hợp cả thân sơ mà cúng tế, họp tế nội ngoại như thế thì loạn mất luân thưởng… (Việc ấy là) bắt ép quỷ thần hàm hưởng theo về một dòng giống họ khác, kẻ nhân nhân, người quân tử nghe thấy chuyện ấy ai chẳng đau lòng. Bởi vậy, cổ nhân phải chăm lo về sự nối dõi, chi trưởng không có con nối dõi thì cho chi thứ kế tự, chứ không để cho con gái kế tự”!. Quan niệm hà khắc, hạn hẹp này có lẽ không được dân gian chấp nhận, nên trong ca dao ta vẫn bắt gặp những câu ghi lại việc thờ chung cha mẹ như.
Phụ mẫu em cũng như phụ mẫu chàng Hai bên phụ mẩu tạc bốn chữ vàng thờ chung Hay chấp nhận cho con rể thờ cúng Phụ mẫu em không có con trai Kiếm nơi rể thảo một mai phụng thờ.
Thực ra, việc cho con gái kế tục thờ cúng tổ tiên cũng có nghĩa tương đương với việc nối dõi tông đường. Điều này cũng đã được chính thức công nhận lần đầu tiên vào thời Thiệu Bình (1434-1440) của Lê Thái Tông và được khẳng định lại bởi vua Thánh Tông (1460-1497) và Chiêu Tông (1516 1527).
Đạo giáo là tôn giáo được truyền vào nước ta thời Bắc thuộc. Theo các tài liệu lịch sử, các viên quan cai trị người Hán ở nước ta như Sĩ Nhiếp, Cao Biền đều là những người rất tin sùng Đạo giáo. “Người Việt Nam lúc bây giờ vừa chịu ảnh hưởng của Đạo giáo phù thủy, vừa chịu ảnh hưởng của Đạo giáo thần tiên, Chịu ảnh hưởng của Đạo giáo phù thủy vì nó phò hợp với tín ngưỡng dân gian và nó bổ sung những tín điều cần biết mà tín ngưỡng dân gian không có… Tin theo Đạo giáo thần tiên vì người Việt vốn cỏ tinh thần lăng mạn, muốn có cuộc đòi dài lâu, muốn có cuộc sống tốt đẹp”. Trong các nghi thức thờ cúng tổ tiên, người ta còn thấy rỏ những yếu tố Đạo giáo, thí dụ đồ cúng lễ (rượu, vàng mã…), lễ gọi hồn người chết, hoặc ngay trong những dòng chữ ghi trên bức trướng viếng tang, “Bồng lai tiên cảnh “. Như vậy, các nghi thức được mô phỏng mang màu sắc Đạo giáo đã làm cho thờ cúng tổ tiên có tính chất thiêng liêng, huyền bí hơn.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: cách thờ cúng tổ tiên, van khan to tien
0 nhận xét

Vai trò của các học thuyết Nho giáo đến tín ngưỡng

Trước hết, phải kể tới vai trò to lớn của các học thuyết Nho giáo (nội dung) và Đạo giáo (nghi thức) đối với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
Nếu Nho giáo như là hệ tư tưởng tổng kết văn hóa truyền thống từ phần bên trên, phần gắn với chính trị, đạo đức, lễ nhạc thì Đạo giáo là sự tổng họp văn hóa truyền thống ớ phần dân gian, gắn với tín ngưỡng, phong tục, bói toán, chữa bệnh.v.v…

Vai trò của các học thuyết Nho giáo đến tín ngưỡng

Trên đây, chúng ta đã lưu ý đến vai trò của “đạo hiếu” – một trong những tư tưởng cốt lõi nhất của Nho giáo – trong việc xây dựng hệ nguyên lý cho việc thờ cúng tổ tiên vốn có nguồn gốc từ bản địa, kể cả ở ba cấp: gia đình, dòng họ và nhà nước. Khổng Tử là người đầu tiên đã xây dựng một lý thuyết hoàn chỉnh cho tín ngưỡng thờ tổ tiên trong học thuyết Nho giáo. Ở nước ta, việc cúng tế tổ tiên từ khi chịu tác động của Nho giáo mới phân theo thứ bậc và lễ tiết. Sách Đại Nam nhất thống chí có ghi: các rằm tháng giêng, tháng bảy và tháng mười gọi là “tam nguyên”, các nhà đều thờ cúng tổ tiên. Nghi thức để tang và cúng giỗ cũng được mô phỏng theo Nho giáo. Các triều phong kiến ủng hộ tín ngưỡng này vì nó góp phần quan trọng vào việc tổ chức xã hội, bảo đảm nguyên tắc tôn ti trật tự trong gia đình, trong dòng họ (thực chất là làng xã) cho tới quốc gia. Qui định những điều luật pháp lý do duy trì tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thực chất nhà nước đã ươn tay nắm giữ làng xã một cách tinh vi nhất và thuận với lòng người. Tuy nhiên, các nguyên lý Nho giáo nói chung và các quy định về tín ngưỡng nói riêng khi thâm nhập vào nước ta cũng đã phải chấp nhận biến đổi cho phù họp với bản sắc văn hóa dân tộc. Lấy một ví dụ để chứng minh. Một nét bản sắc của văn hóa Việt Nam so với văn hóa Hán là vai trò của người phụ nữ trong lao động xã hội và trong quản lý gia đình. Nhân tố này đã chi phối đến nhiều quy định của Nhà nước về tín ngưỡng. Người Việt Nam nhìn chung cũng có tư tưởng “trọng nam ”, đề cao vai trò gia trưởng của người đàn ông, quyền thừa kế thuộc về con trai. Theo quy định, người con trai trưởng (hoặc con trai thứ nếu con trưởng ốm yếu hoặc bất hiếu) có trách nhiệm thờ phụng tổ tiên mới được hưởng quyền lợi thỏa hỏa (đáng chú ý là ở miền Nam, thờ phụng tổ tiên được một bộ phận khá lớn trao cho con trai út).

Từ khóa tìm kiếm nhiều: thờ cúng tổ tiên, văn khấn tổ tiên
 
;