Đầu tiên phải kể đến đạo lý uống nước nhớ nguồn. Một mặt, con cháu bày tỏ lòng nhớ on đối với các bậc sinh thành, lúc họ đã chết cũng như khi còn sống. Mặt khác, nó cũng thể hiện trách nhiệm liên tục và lâu dài của con cháu đối với nhu cầu của tổ tiên. Trách nhiệm được biểu hiện không chỉ trong các hành vi sống (gìn giữ danh dự và tiếp tục truyền thống của gia đình, dòng họ, đất nước) mà còn ở trong các hành vi cúng tế cụ thể. Một học giả nước ngoài khi nghiên cứu về tín ngưỡng này ở nước ta, đã nhận xét: “Các thành viên trong gia đình kính dâng các đồ cúng lễ là tuyệt đối cần thiết để cho linh hồn tổ tiên có được sự yên nghỉ thanh thản ở thế giới bên kia”.
Ở đây cũng cần nhắc tới đặc trưng “duy tình” hon “duy lý” của người Việt. Mặc dù nhiều dân tộc phươngĐông có tâm lý ứng xử duy tình, nhưng ở người Việt, thái độ này biểu hiện rất rộng (hầu như trong mọi lĩnh vực, kể cả trong phong cách tổ chức, quản lý) và thể hiện rất sâu (không chỉ đối với người đang sống mà cả với những người sắp chào đòi hoặc đã chết). Người ta luôn luôn chịu sự chi phối của quan niệm vừa mong được nhận “phúc ấm của tổ tiên”, “sống vì mồ mả, ai sống vì cả bát cơm”, vừa lo trách nhiệm để phúc lộc cho con cháu “phúc đức tại mẫu”, “đời cha ăn mặn đời con khát nước”. Khi cúng lễ tổ tiên, một mặt con người hướng về quá khứ, định hướng cho hiện tại (giáo dục truyền thống gia đình, đạo lý làm người cho con cháu) và mặt khác đã chuẩn bị cho tương lai. Đường dây thế hệ mà cũng là đường dây đạo lý sê luôn liên tục nối tiếp, phát triển.
Thờ cúng tổ tiên còn là hình thái tín ngưỡng có ý nghĩa lớn về mặt tổ chức cộng đồng trong xã hội truyền thống, sống trong xã hội, xét theo cả trục dọc và trục ngang, con người không thể sống biệt lập, đơn độc. Theo trục dọc phụ hệ, thờ cúng tổ tiên là sự nối tiếp liên tục các thế hệ: ông bà – cha mẹ – bản thân. Mỗi con người phải có trách nhiệm thờ phụng bốn đời trước: cao, tằng, tổ, khảo (kỵ, cụ, ông, bố) và họ cũng tin rằng sẽ được con cháu bốn đòi kế tiếp cúng giỗ (tức là năm đời tính đến đời người cúng giỗ). Theo trục ngang, thờ cúng tổ tiên đã gắn bó con người trong mối liên kết dòng họ: họ cha, họ mẹ, họ vợ (hoặc chồng). Theo quan điểm phụ hệ chặt chẽ của Nho giáo, họ nội quan trọng hơn họ ngoại và với phụ nữ, họ chồng quan trọng hơn họ của bản thân (người phụ nữ có thể bị chồng bỏ khi phạm phải “thất xuất” và một trong bảy tội ấy là không thờ phụng cha mẹ chồng). Với tư cách một tập thể – gồm cả người đang sống và người đã chết – gắn bó với nhau về huyết thống và thờ chung một thủy tổ, dòng họ có sức mạnh đảm bảo giá trị tinh thần cho mỗi thành viên của nó trong làng xã. Khi dòng họ phát triển thành chi-ngành-nhánh thì sự thờ cúng cũng được phân tách vừa theo bậc thế hệ, vừa theo thứ tự cả – thứ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét