Liên quan tới đời sống của cá nhân, từ khi sinh ra đến khi chết, có nhiều hình thức tín ngưởng và lễ nghi, trong đó nổi lên mấy hình thức tín ngưởng tiêu biểu:
Cả một loạt lễ nghi liên quan tới sự ra đòi của đứa trẻ, trong đó nổi bật hơn cả là tục thờ bà Mụ và lễ đầy cữ. Theo quan niệm dân gian, một cữ là bảy hay chín ngày tùy theo đứa trẻ là trai (bảy ngày) hay gái (chín ngày). Đầy cữ, nghĩa đen là đủ thời gian tượng trưng cho số vía của đứa trẻ. Có nghi lễ cúng đầy cữ, gọi là cúng Mụ.
Cả một loạt lễ nghi liên quan tới sự ra đòi của đứa trẻ, trong đó nổi bật hơn cả là tục thờ bà Mụ và lễ đầy cữ. Theo quan niệm dân gian, một cữ là bảy hay chín ngày tùy theo đứa trẻ là trai (bảy ngày) hay gái (chín ngày). Đầy cữ, nghĩa đen là đủ thời gian tượng trưng cho số vía của đứa trẻ. Có nghi lễ cúng đầy cữ, gọi là cúng Mụ.
Theo quan niệm dân gian người Việt, muốn hình thành một con người phải do mười hai bà mụ nặn ra, mỗi bà nặn một bộ phận cơ thể. Trong lễ đầy cữ cúng Bà Mụ, mỗi vật dâng cúng phải đủ con số mười hai, như: hài, mũ, quần áo, vàng mã, trái cây, bánh, ốc, trầu…
Trước kia ở người Việt và hiện nay ở một số tộc người thiểu số vẫn có bàn thờ Bà Mụ, thường là đặt trên tường cạnh giường của các bà mẹ. Khi trẻ đau ốm hay gặp điều gì nguy hiểm (bị ngã, bị đau), bà mẹ thường kêu tên Bà Mụ, thậm chí sắm lễ cúng Bà Mụ. Bà Mụ trở thành vị thần bảo trợ bà mẹ và trẻ em.
Cưới xin là mốc rất quan trọng của đời sống của một cá nhân. Nếu việc ra đời và nuôi dưỡng của một con người do Bà Mụ chủ sự, thì việc kết duyên nam nữ lại do một vị thần khác làm chủ sự – Tơ Hồng hay Nguyệt lão, có khi dân gian “nữ hóa” vị này thành bà Nguyệt: ông Tơ – bà Nguyệt. Nghi lễ quan trọng trong hôn lễ là Lễ Tơ Hồng. Khi rước dâu về nhà chồng, phải lập bàn thờ ở giữa sân, có thắp hương, nến. Cô dâu, chú rể quỳ trước bàn thờ để nghe một vị đọc văn tơ hồng nhắc lại công ơn của ông Tơ Hồng đã se duyên cho đôi lứa và cầu xin ông Tơ Hồng phù hộ cho họ hạnh phúc được lâu bền hơn. Sau đó cô dâu, chú rể cùng uống chung rượu, ăn chung lá trầu, quả cau – biểu tượng sự gắn bó không chia lìa.
Dân gian đã có huyền thoại và những câu ca dao nói về ông Tơ Hồng và việc xe duyên cho nam nữ theo định mệnh, số phận.
Ở các tộc Tày, Nùng, Nàng Hai (Nàng Trăng) còn là vị thần biểu tượng cho tình yêu và nhân duyên, do vậy trong các dịp hội Nàng Hai, trai gái tập trung làm nghi lễ cầu nhân duyên đối với vị Nữ thần này, có nét gì giống với ông Tơ bà Nguyệt ở người Kinh.
Theo quan niệm dân gian, mỗi người sinh ra cầm tinh một con vật nào đó trong mười hai con vật, chịu sự chiếu mệnh của một tỉnh tú nào đó trên tròi và đã mang trong mình căn số nhất định. Từ đó mới nảy sinh ra niềm tin và sự nương nhờ, che chở của một vị Thần bản mệnh. Lá số tử vi là thể hiện toàn bộ số phận của một con người, niên hạn sinh tử của con người đố.
Vì thế mà mỗi con người, nhất là những người ra đời vào những giờ khắc không thuận lọi, chịu sao chiếu mệnh không tốt, đều phải thờ thần bản mệnh, coi đó như lực lượng siêu nhiên bảo trợ cho sinh mạng của mình. Khi gặp ốm đau, rủi ro, có thể phải thực hiện các nghi lễ, như bán khoán đổi tên, thờ cúng thần sao, nhất là sao Bạch Hổ. Người đó phải bán khoán cho thần (thường là Đức Thánh Trần), phải đội bát nhang và gửi bát nhang bản mệnh của mình vào một ngôi đền, chùa nào đó để vị thần bản mệnh che chớ.ở nhiều dân tộc thiểu số có tục cúng nối mệnh, nối số cầu mong được khỏe mạnh và trường thọ.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: phong
tuc tho cung to tien, tín
ngưỡng và tôn giáo
0 nhận xét:
Đăng nhận xét