Trước thế kỷ XV, có lẽ ở nông thôn các làng xã vẫn thờ phụng các Thổ thần là chính, tuy nhiên, đây đó ta còn có những tư liệu về thờ phụng Thành hoàng ở làng xã từ những thế kỷ trước đó. Trước nhất, vớitư liệu biết được đến nay tấm bia có ghi hai chữ “Thành hoàng” đầu tiên tại làng xã Trường Son, huyện Thủy Nguyên, Kiến An, ghi ông tù trưởng họ Lại, húy Bốn, vợ họ Đào, sinh con trai là tướng tài trong kháng chiến chống Nguyên Mông, diệt ô Mã Nhi, sau được phong là Đtrong Cảnh Thành hoàng Trần Triều Phò mã Thượng phẩm đại liệu ban, quan nội hầu, nội quốc công, Thượng đẳng Phúc Đại Vtrong.
Tuy nhiên, tấm bia này lại dựng vào thế kỷ XIX theo bài soạn của Nguyễn Bính vào năm 1572. Một tấm bia khác do Nguyễn Đình Tuấn, tiến sĩ 1481, dựng vào năm 1487 ở Gia Ltrong, Bắc Ninh về ngôi đền Trăn Tân, nói rõ thể thức rước thần tronghội làng.
Chúng ta còn có nguồn tư liệu gián tiếp khác là ngôi đình. Vào thời Trần, tư liệu lịch sử còn lại cho biết, các làng đã dựng các ngôi đình trạm để thờPhật, nơi dừng chân nghĩ ngơi của các khách bộ hành. Năm 1231, Trần Thừa bắt các đình trạm dựng tượng thờ Phật. Năm 1474, nhà nước đã phải can thiệp vào việc thờ cúng ở đình của các tư nhân lập ra để thờ thần, đình có cả ruộng hậu. Như vậy, từ 1474, đình không cần nấp bóng thờ Phật nữa, cũng không còn thuần túy là đình trạm nữa, mà đã thờ các vị thần. Năm 1496, Lê Thánh Tông ra lệnh cho làng quản lý đình, và từ đó mở đầu cho một giai đoạn phát triển của hình thức thờ thần ở đình làng, đó là các Thành hoàng và tồn tại cho đến nay.
Cũng từ thời nhà Lê trở đi vớisự thắng thế của Nho giáo, tầng lớp nho học ở làng xã ngày một đông đảo, đã nắm lấy quyền quản lý đình làng, nghi thức hóa việc thờ cúng theo tinh thần Nho giáo. Đặc biệt là từ thế kỷ XVI, vớiviệc phong bằng các cho các Thành hoàng làng xã của các nhà nước phong kiến, một lần nữa nâng cấp và chính thức hóa việc thờ cúng này ở nông thôn.
Thời Lê mạt, ở nông thôn đâu đâu cũng nô nức dựng đình miếu, tìm kiếm Thành hoàng thờ cúng vị phúc thần bảo trợ cho làng mình.
Làng nào có những cổ tích lưu truyền thì được thu thập và hệ thống lại, có những danh nhân nào đều được khai thác để thành Thành hoàng. Nơi nào không có thì mượn hay chung Thành hoàng vớilàng khác.
Diện mạo Thành hoàng lúc này (tức là vào thời Lê) ít nhất cũng gồm ba loại chính. Đó là: 1. Các thần sông nước (thần rắn, thần sông, thần biển); 2. Thần đá, thần đất, thần núi; 3. Thần có gốc gác thần nước, thần núi nhưng được lịch sử hóa, nhập vào hệ thống thần thời Hùng Vương, An Dương Vương, Hai Bà Trưng. Sách Bách thần thời Lê đã thống kê có 1026 đình, đền ở 944 làng xã thờ Hùng Vương và các thần nhân, tướng lĩnh của vua Hùng.
Như vậy, con đường tiếp thu và du nhập cái tên “Thành hoàng” của các thần bảo hộ các thành trì, đô thị của Trung Quốc có lẽ là qua việc các quan cai trị nhà Đường dựng ông thần bản địa Tô Lịch trở thành Thành hoàng của Đại La – Thăng Long và sau này vẫn được các triều đại phong kiến tự chủ tiếp tục phong tặng và thờ phụng. Từ Đại La – Thăng Long, nó được đưa về các làng xã, ưở thành tước hiệu của các vị thần bảo hộ cho mỗi làng – Thành hoàng làng, một hiện tượng tín ngưỡng tiêu biểu của cộng đồng làng, trong khi đó ở Trung Quốc các thồn xã vẫn chỉ thờ các Thổ thần mà thôi.
Tất nhiên, ở làng Việt Nam, từ các vị Thổ thần trở thành Thành hoàng đã trải qua nhiều biến đổi, vừa do sự phát triển nội tại của bản thân làng xã, do giao lưu ảnh hưởng và nhất là do tác động của nhà nước phong kiến trung ương tập quyền theo hướng phong kiến hóa, Nho giáo hóa thờ cúng Thành hoàng ở các làng với ước muốn ngày một can thiệp và nắm lấy hệ thống thần linh và tín ngưỡng này để thao túng cấp hành chính cơ sở là làng xâ. Điều này thể hiện rõ rệt hơn cả từ thời Lê và nhất là từ thời Nguyễn, qua việc hàng năm vua phong thần cho các Thành hoàng ở làng xã, quy định các thể thức tế tự, nghi lễ…
Từ khóa tìm kiếm nhiều: phong
tục thờ cúng tổ tiên, uống
nước nhớ nguồn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét