Thứ Năm, 16 tháng 7, 2015

Quan niệm về linh hồn

     Tuy quan niệm về linh hồn khá phổ biến, nhưng không phải tộc người nào cũng thờ cúng tổ tiên. Ở phương Tây, nhiều vùng cũng có ngày “ký ức gia đình” để tưởng niệm những người thân đã chết, nhưng đó là tất cả những người đã chết nói chung chứ không phải ngày mất của một người cụ thể.      Ở Việt Nam, mặc dù tất cả các tộc người đều có quan niệm tổ tiên và một số tộc người có những hình thức tôn thờ ở những mức độ khác nhau, nhưng theo nhiều nhà nghiên cứu, các hình thức đó, hoặc tục cúng người chết trong tang lễ, cung cấp vật dụng khi chôn người chết, thờ một vài năm, hay lễ bỏ mả (bỏ ma)…, không đồng nhất với hình thức thờ cúng tổ tiên truyền thống của người Việt (thờ cúng tiếp nối, lâu dài). Ở lê bỏ mả của người Êđê (thường sau khỉ chôn cất từ một cho tới bảy nám), trong lễ thức Vĩnh biệt người đã chết lần cuối cùng, người ta khấn rõ: “Từ nay hồn đi ờ nơi khác. Nhà không đem cơm, không đem nước – hồn không có gì phải buồn. Hàng năm, nhà không nhắc tới hồn nữa. Hồn không còn liên quan, dứt khoát không gần bố mẹ nữa. Đã tách riêng hai vùng khác nhau, đã chia đôi. Hồn muốn uống nước phải hỏi AêĐiê, muốn ăn cơm phải hỏi Dang Lăn, muốn ăn thịt cá phải hỏi Dang Kotao. Bố mẹ đã làm tròn nghĩa vụ với hồn”.

Quan niệm về linh hồn

     Vì vậy, những nét tương đồng của hình thức tín ngưỡng này chỉ nhận thấy rõ nhất ở một vài nước Đông Nam Á. Đặc biệt ở Trung Quốc.
     Xã hội cổ truyền của người Việt cũng có những cơ sở kinh tế xã hội nhất định cho việc hình thành và duy trì tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Trước hết, đó là nền kinh tế tiểu nông tự cung tự cấp. Đây chính là môi trường thuận lợi cho sự xuất hiện tín ngưỡng đa thần. Xét về phương diện kinh tế, làng xã Việt Nam đã gần như một đơn vị độc lập và tương tự như thế, là tế bào của nó – hộ gia đình nhỏ. Hình ảnh “chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa” đã mang tính chất điển hình cho nền kinh tế tiểu nông của người Việt. Điều này là nhân tố quan trọng gắn bó các thành viên của gia đình cùng một thế hệ, và giữa các thế hệ (sự chuyển giao kỹ thuật canh tác bằng con đường truyền nghề qua thế hệ). Mở rộng ra, các gia đình cư trú quần tụ theo họ, và nhiều họ tập họp thành làng. Trước làng, con người không tồn tại với tư cách cá nhân mà dưới danh nghĩa gia đình, dòng họ – những đơn vị huyết thống. Các dòng họ lớn, nhiều đòi, nhiều chi, nhiều người khoa bảng thường có thế lực rất mạnh trong làng, thậm chí nhiều khi thao túng cả bộ máy làng xã. Có thể nói, nền kinh tế tiểu nông ấy đã là mảnh đất thuận lọi cho việc củng cố và phát triển ý thức thân tộc cũng như tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở làng xã.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng tôn giáo

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
;