Gắn với từng hoạt động sản xuất của con người đều có các hình thức tín ngưỡng trong ứng, trong đó quan trọng nhất là tín ngưỡng nông nghiệp, ngoài ra còn có các nghề phụ khác: thủ công, đánh cá (ngư nghiệp) và buôn bán. Tín ngưỡng nông nghiệp
Người Việt chủ yếu là làm nghề nông trồng lúa nước ở vùng nhiệt đới gió mùa. Ngay từ thời xa xưa, con người ở đây, cũng như nhiều nước phương Đông khác chịu ảnh hưởng của quan niệm vũ trụ luận nguyên sơ ấm – dương tương khắc tương sinh. Sự giao hòa đầy bí ẩn giữa âm dương là nguồn gốc sản sinh ra con người và vạn vật của vũ trụ. Hơn thế nữa, trong điều kiện xã hội cổ truyền còn lạc hậu, với sự trắc trở và khắc nghiệt của lụt bão, hạn hán, thiên tai, con người đành bất lực và hướng sự trợ giúp vào thần linh, ma quỷ:
“Trông trời, trông đất, trông mây
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm ”
Và từ đó, hàng loạt lễ nghi, ma thuật về nông nghiệp ra đòi. Đúng như quan niệm của X. A. Tôcarép khi ông bàn tới nguồn gốc của lễ nghi nông nghiệp: “Nguồn gốc này chính là sự bất lực của con người trồng trọt. Cây trồng không phải bao giờ cũng được mùa, mà mùa màng bị phụ thuộc vào những điều kiện mà con người viện đến sự phù trợ, giúp đỡ việc trồng cấy, từ đó các nghi lễ ma thuật ra đời”.
Ở người Việt cũng như ở nhiều tộc người thiểu số khác ở vùng núi, lễ nghi nông nghiệp diễn ra ở hầu khắp các công đoạn của việc trồng trọt và hoa màu, nhất là với canh tác nương rẫy. Tuy nhiên, ở người Việt, tín ngưỡng này tập trung ở một số hình thức chính sau:
– Nghi lễ cầu mưa (cầu đảo) và cầu tạnh trong đó tiêu biểu và độc đáo nhất là tục thờ Tứ Pháp (mây, mưa, sấm, chóp).
– Tín ngưỡng phồn thực, cầu mong sự sinh sôi nảy nở của cây trồng với nhiều lễ thức, trò diễn xoay quanh quan niệm giao hòa âm dương, đực cái.
– Tôn thờ Mẹ Lúa – Thần Lúa – Vía Lúa, được nhân cách hóa thành người phụ nữ với nghi thức Mẹ Lúa gieo hạt và thu hoạch bông lúa đầu tiên, đúc tượng lúa, rước mạ ra đình, thờ vỏ trấu, khấn vía lúa và gọi gạo:
“Gạo ơi, gạo ơi, gạo ơi.
Nắm cơm, bát nước, nấu xôi, gạo à”1.
– Các nghi lễ xuống đồng (hạ điền) của các làng xã và nghi thức cày tịch điền của các nhà vua phong kiến Việt Nam.
– Tết cơm mới, dâng cúng thần linh, tổ tiên gạo mới và các sản vật thu hoạch đầu tiên.
– Thần Nôngvà tục thờ cúng Thần Nông. Đây là nghi thức cúng lễ chung của cả triều đình và quan các tỉnh. Hình tượng rước là vua Thần Nông và Trâu thần.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: tục
thờ cúng tổ tiên, cúng gia
tiên
0 nhận xét:
Đăng nhận xét