Tín ngưỡng thờ Thánh sư (tổ nghề)
Thánh sư còn có các tên gọi khác như: Tiên sư, Nghệ SƯ, Tổ SƯ, Tổ nghề,… tức là người đã có công sáng tạo hay truyền dạy một nghề nào đỏ cho những người đời sau. Do vậy, đây là thứ tín ngưỡng của cộng đồng những người cùng nghề nghiệp, thường là nghề thủ công. Trong một làng hay một khu phố, thành phố, họ họp chung thành Phường. Một số trường họp vị Thánh sư, Tổ sư nghề trở thành Thành hoàng của cả làng, như trường họp cụ Hoàng Đôn Hòa là Thánh sư nghề thuốc ở làng Đa Sĩ, Hà Đông.
Người ta thờ riêng Thánh sư ở miếu, đền, nhưng ở mỗi nhà, cạnh bàn thờ gia tiên cũng có thêm bàn thờ Thánh sư. Một số phường lớn ngoài nhà thờ, còn có tài sản riêng, ruộng vườn dùng hoa lợi vào việc tế tự. Ngày cúng lễ Thánh sư thường vào ngày kỵ giỗ, mọi thành viên của phường nghề phải đóng góp và tập trung tại đền miếu để cúng tế.
Thờ Thần tài
Thờ Thần tài là một hình thức tín ngưỡng khá phổ biến ở mỗi gia đình người Việt, nhất là những gia đình làm nghề buồn bán. So với miền Bắc, người Việt ở Trung và Nam Bộ thờ cúng Thần tài một cách phổ biến và thường xuyên hơn.
Theo quan niệm dân gian, Thần tài là vị thần mang lại tài lộc cho gia đình. Nguồn gốc và sự tích Thần tài bắt nguồn từ Trung Quốc qua sự tích Âu Minh và Như Nguyệt và cùng với tín ngưỡng này là tập trục kiêng quét rác trong nhà trong ba ngày tết vì sợ Thần tài bỏ đi.
Bàn thờ Thần tài thường đặt sát mặt đất ở góc nhà, trước hiên hay cạnh cửa ra vào. Lúc nào trên bàn thờ cũng có đèn nhang và đồ cúng là hoa quả. Gia chủ hàng ngày khấn vái Thần tài, mong buôn bán thuận lợi, mang lại nhiều tài lộc. Tục đặt bàn thờ Thần tài này đang ngày càng phổ biến ở những người buôn bán ở các đô thị miền Bắc.
Tín ngưỡng của ngư dân (thờ Cá ổng)
Ngư dân với hoạt động trên sông nước, biển khơi thường hay gặp rủi ro, hoạn nạn, do vậy từ lâu đã hình thành nên những nghi lễ, phong tục, tín ngưỡng khá phức tạp, trong đó tiêu biểu nhất là Tín ngưỡng thờ Cá Voi (Cá Ông) của cư dân vùng duyên hải, với các thần tích, nghi lễ, hội hè. Tín ngưỡng này đã được sử sách ghi chép, nhiều đền miếu ven biển từ Quảng Bình trở và tới Nam Bộ được lập, noi thờ Ngọc cốt (xương Gá Voi), các đám tang, đám rước và lễ hội hàng năm, gọi là lễ Nghinh Ông, các tập tục và kiêng kỵ liên quan tói tín ngưỡng này. Ngoài thờ Cá Voi, ngư dân còn thờ nhiều vị thần biển, như Tứ Vị Thánh (Tống Hậu), Thiên Y A Na, Thiên Hậu và nhiều vị Nữ thần khác. Tuy nhiên, các vị thần của ngư dân này lại thuộc tín ngưỡng thờ Mâu.
Đọc thêm tại: http://tinnguongcotruyen.blogspot.com/2015/07/noi-dung-co-ban-cua-tin-nguong-nong.html
Từ khóa tìm kiếm nhiều: phong
tuc tho cung, cung gia
tien
0 nhận xét:
Đăng nhận xét