Ý thức về tổ tiên, về mối liên hệ giữa tổ tiên và con cháu được dụng thành lý thuyết và “lễ thức hóa”: ở thời điểm muộn hơn. Chính hệ tư tưởng Nho giáo đã “có công thổi vào quan điểm bản địa mộc mạc này một triết lý, một tổ chức, một nghi thức, một niềm tin sâu sắc”.
Trong quá trình Hán hóa, “nền vần minh trồng lúa nước ở châu thổ sông Hồng đã hòa với nền văn minh chung của Á Đông mà Trung Quốc là Trung tâm”3 trên mọi mặt, trong đó bao gồm cả phong tục, tín ngưỡng. Các nguồn sử liệu Trung Quốc có ghi về dòng người Hán di cư xuống phía Nam suốt từ thời Tây Hán đến thòi Đường, và sau nảy trở thành một bộ phận cư dân Việt Nam. Đó là chưa kể các chính sách, biện pháp nhằm đồng hóa dân Giao Châu của các chính quyền phong kiến phương Bắc. Từ đó, có ý kiến cho rằng, các nghi thức thờ cúng tổ tiên được tiến hành đầu tiên trong người Hán rồi dần dần sang người Việt. Văn hóa Hán với cơ sở lý luận là hệ tư tưởng Nho giáo đã tạo điều kiện thuận lọợi cho tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên được tồn tại và duy trì. Đó là những học thuyết có tính lý luận về gia đình – tế bào của xã hội, và “tề gia”được coi là một nấc thang của quá trình “tu thân”. Hơn nữa, lý thuyết Nho giáo đặc biệt đề cao chữ hiếu đến mức trở thành đạo hiếu. Hiếu là biểu hiện của nhân, hiếu gắn với trung, là nguồn gốc của trung. Khổng Tử nói: “Hiếu là để thờ cha mẹ, thuận là vâng mệnh người trên, đem những điều đó mà thi thố ra thiên hạ, thì không có điều gì là không làm được”.
Trong tư tưởng Nho giáo cũng có hai mặt trái ngược: một mặt, Khổng Tử cho rằng “Kính quỷ thần nhi viễn chỉ” (kính cẩn nhưng tránh xa quỷ thần), mặt khác lại nói: “VỊ năng sự nhân, yên năng sự quỷ” (chưa biết thờ người sao biết thờ quỷ thần?). Như vậy, Nho giáo thừa nhận có sự tồn tại của lỉnh hồn, có thiên mệnh, có quỷ thần, và đặc biệt là linh hồn tổ tiên. Khổng Tử đã phê phán: “phi kỳ quỷ nhi tế chỉ siển dã” (không phải quỷ thần của mình mà cúng tế là Xiểm nịnh) và chủ trương chỉ thờ linh hồn thuộc về mình (kỳ quỷ), cụ thể: vua thì thờ trời, đất; dân thường thì thờ tổ tiên.
Trong tư tưởng Nho giáo cũng có hai mặt trái ngược: một mặt, Khổng Tử cho rằng “Kính quỷ thần nhi viễn chỉ” (kính cẩn nhưng tránh xa quỷ thần), mặt khác lại nói: “VỊ năng sự nhân, yên năng sự quỷ” (chưa biết thờ người sao biết thờ quỷ thần?). Như vậy, Nho giáo thừa nhận có sự tồn tại của lỉnh hồn, có thiên mệnh, có quỷ thần, và đặc biệt là linh hồn tổ tiên. Khổng Tử đã phê phán: “phi kỳ quỷ nhi tế chỉ siển dã” (không phải quỷ thần của mình mà cúng tế là Xiểm nịnh) và chủ trương chỉ thờ linh hồn thuộc về mình (kỳ quỷ), cụ thể: vua thì thờ trời, đất; dân thường thì thờ tổ tiên.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét