Thứ Tư, 15 tháng 7, 2015

Nội dung cơ bản của tín ngưỡng nông nghiệp

     Nếu ở người Việt chúng ta chỉ còn tìm thấy những “mảnh vỡ” của nghi lễ nông nghiệp như đã trình bày sơ lược ở trên, thì đối với các tộc người thiểu số nhất là các tộc làm nương rẫy, lễ nghi nông nghiệp giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong đời sống tín ngưỡng của đồng bào.      Có thể nói, trong bất cứ một khâu nào của canh tác nương rẫy, từ tìm đất, phát rẫy, đốt rẫy, dọn nương, tra hạt đến thu hoạch, đưa lúa vào kho, ăn cơm mới, đều diễn ra các nghi lễ. Có điều, khác với ở người Việt, các nghi lễ này thường đơn sơ, có khi thuần túy chỉ là nghi lễ, không có hội với các sinh hoạt văn hóa kèm theo.

Nội dung cơ bản của tín ngưỡng nông nghiệp

    Nội dung cơ bản của tín ngưỡng nông nghiệp là quan niệm Hồn Lúa. Hồn Lúa, trong quan niệm của cư dân nương rẫy, là sức sống của cây lúa, quyết định sự sinh trưởng của cây lúa, mang lại phong đăng của mùa màng. Do vậy, toàn bộ lễ nghi nông nghiệp là làm sao mòi mọc, vỗ về, dẫn dắt hồn lúa ở lại nương rẫy, giúp cho cây lúa sinh sôi, ra bống chắc hạt. Ở nhiều tộc người, khi tra hạt và thu hoạch, thường tổ chức nghi lễ lớn, biểu tượng của Hồn Lúa là Mẹ Lúa, hiện thân trong người phụ nữ, đi gieo hay gặt những bông lúa đầu tiên.
Người Tày, Nùng có lễ hội Lồng Tồng (xuống đồng), hội Nàng Hai (Nàng Trăng) liên quan tới việc mở đầu mùa vụ gieo trồng hàng năm, cầu mong mùa màng tươi tốt, thôi tiết ôn hòa,


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
;