Thứ Bảy, 18 tháng 7, 2015

Những trở ngại của Phật giáo, Kitô giáo

     Các tôn giáo khác như Phật giáo, Kitô giáo khi vào nước ta, để tồn tại và phát huy ảnh hưởng, đã phải từng bước chấp nhận tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, mặc dầu có thể đối lập với giáo lý khởi nguyên của chúng.

Những trở ngại của Phật giáo, Kitô giáo


     Một nhà nghiên cứu Phật học đã nhận xét: “đạo Phật thâm nhập vào đời sống tín ngưỡng dân gian ở Giao Chỉ không gặp phản ứng trở ngại, bởi lẽ những tín ngưỡng dân gian không chống lại những tín ngưỡng cơ bản của đạo Phật”. Thực ra, tín ngưỡng dân gian vốn có thái độ cởi mở với các tôn giáo khác, nhưng không phải các giáo lý nhà Phật đã thừa nhận ngay tín ngưỡng dân gian. Phật giáo coi cuộc đời là bể khổ, con người luôn phải kiếm tìm sự giải thoát ở thế giới khác, nhưng sự giải thoát ấy chỉ đạt được khi cá nhân họ đạt tới chỗ “vô ngã”. Một mặt, tư tưởng nhân đạo Phật giáo kêu gọi con người sống lương thiện “thiện giả thiện báo “, “ở hiền gặp lành “, nhưng mặt khác, lại đề xướng cái đích “vô ngã”, vươn tới bình đẳng, mọi cái gì liên quan tới “ngã”, đến gia đình, đến tôn ti trật tự đều bị gạt bỏ. Đây cũng chính là điểm mà buổi đầu Phật giáo đã bị các nhà nho kịch liệt công kích. Trong sách vở Phật giáo không nôi gì tới thờ cúng tổ tiên, thậm chí có những trường phái (Thiền Nhật Bản) còn có thái độ rất cực đoan: “Hãy gỡ bỏ tất cả các chướng ngại trên đường ngươi đang đi. Nếu trên đường đi, người gặp đức Phật, hãy giết chết đức Phật đi. Nếu gặp tổ tiên nhà người, hãy giết tổ tiên nhà người đi. Nếu gặp cha mẹ người, hãy giết chết cha mẹ người đi”. Tất cả chỉ đểmong đạt tới chỗ “vô ngã’’, được giải thoát. Thế nhưng, ở Việt Nam, Phật giáo đã dần dần từng bước vừa phải chấp nhận thể chế tổ chức xãhội theo Nho giáo, vừa phải tôn trọng nền luân lý đạo đức truyền thống, lấy đạo hiếu với cha mẹ, tổ tiên làm điều hệ trọng. Chẳng hạn, việc xuất gia tu hành của Phật giáo vốn không phù họp với truyền thống gắn bó gia đình của người Việt, nên đã ra đời hình thức tu tại gia, thậm chí dân gian còn đưa lên hàng đầu “Thứ nhất là tu tại gia…”, Hoặc chùa Phật không những phải cho phép gửi hậu cho những ngườichết không có con cái thờ phụng mà còn thực hiện lễ cầu siêu cho linh hồn tổ tiên được yên ổn. Ở gia đình Phật tử, bàn thờ Phật có thể đặt ngang với bàn thờ tổ tiên, hoặc cùng đặt thờ chung trên một bàn thờ. Trong lời khấn tổ tiên dường như bao giờ người ta cũng đọc “Nam mô A di đà Phật” ba lần, sau đómới cầu đến các vị tổ tiên của mình.



Đọc thêm tạihttp://tinnguongcotruyen.blogspot.com/2015/07/vi-tri-cua-phu-nu-trong-xa-hoi.html


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
;