Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2015

Nghi thức thờ cúng tổ tiên

      Đạo lý biết ơn và tiếp tục nối dõi truyền thống tổ tiên chỉ trở thành nội dung bên trong của tín ngưỡng khi đạo lý được bộc lộ thông qua các nghi thức có tính chất huyền bí, thiêng liêng. Cũng như học thuyết chính trị – đạo đức Nho giáo chỉ mang hình thức tôn giáo khi “sách vở thánh hiền được coi là kinh điển thiêng liêng, học thuyết được thần học hóa và các nhà tư tưởng được thần hóa, sắp xếp thành đạo thống, được thờ phụng trong Văn miếu”.

Nghi thức thờ cúng tổ tiên

      Theo các nhà nghiên cứu, Nho học bắt đầu mang ý nghĩa tôn giáo vào giai đoạn diễn ra cuộc tranh luận với các học thuyết đối địch, đặc biệt là Đạo giáo và Phật giáo (thời kỳ nhà Hán thế kỷ đầu công nguyên). Sự dung hòa, ảnh hưởng vay mượn qua lại giữa Tam giáo đã diễn ra ở Trung Hoa từ trước khi chúng du nhập vào Việt Nam. Vì vậy, người Việt tiếp nhận – dù Nho, Đạo hay Phật (nhánh đến từ Trung Hoa) đều ở lúc chúng đã có sự biến đổi, dung họp trong từng tôn giáo. Có chú ý tới điều này chúng ta mới hiểu tại sao các nghi thức thờ cúng tổ tiên ở nước ta tuy phần lớn phỏng theo nghi lễ Nho giáo, lại có những yếu tố rất gần gũi với Phật giáo hay Đạo giáo. Nhưng mặt khác, với tính chất một tín ngưỡng dân dã, các hành vi lễ thức thường được thực hiện theo tâm thức dân gian và cũng không hoàn toàn thống nhất ở các gia đình, các địa phương.

      Nghi thức thờ cúng tổ tiên mang tính bài bản – ngoài cuốn sách Thọ Mai gia lễ của tác giả Hồ Sĩ Tân – đã được trình bày khá cặn kẽ trong chuyên khảo Nếp cũ – túi ngưỡng Việt Nam của Toan Ánh và một số các sách phong tục khác như Việt Nam phong tục, Việt Nam văn hóa sức rong vv…


Đọc thêm tại: http://tinnguongcotruyen.blogspot.com/2015/07/su-dung-hop-tin-nguong-tho-cung-to-tien.html


Từ khóa tìm kiếm nhiều: thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng tôn giáo

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
;