Thứ Bảy, 18 tháng 7, 2015

Vai trò của các học thuyết Nho giáo đến tín ngưỡng

Trước hết, phải kể tới vai trò to lớn của các học thuyết Nho giáo (nội dung) và Đạo giáo (nghi thức) đối với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
Nếu Nho giáo như là hệ tư tưởng tổng kết văn hóa truyền thống từ phần bên trên, phần gắn với chính trị, đạo đức, lễ nhạc thì Đạo giáo là sự tổng họp văn hóa truyền thống ớ phần dân gian, gắn với tín ngưỡng, phong tục, bói toán, chữa bệnh.v.v…

Vai trò của các học thuyết Nho giáo đến tín ngưỡng

Trên đây, chúng ta đã lưu ý đến vai trò của “đạo hiếu” – một trong những tư tưởng cốt lõi nhất của Nho giáo – trong việc xây dựng hệ nguyên lý cho việc thờ cúng tổ tiên vốn có nguồn gốc từ bản địa, kể cả ở ba cấp: gia đình, dòng họ và nhà nước. Khổng Tử là người đầu tiên đã xây dựng một lý thuyết hoàn chỉnh cho tín ngưỡng thờ tổ tiên trong học thuyết Nho giáo. Ở nước ta, việc cúng tế tổ tiên từ khi chịu tác động của Nho giáo mới phân theo thứ bậc và lễ tiết. Sách Đại Nam nhất thống chí có ghi: các rằm tháng giêng, tháng bảy và tháng mười gọi là “tam nguyên”, các nhà đều thờ cúng tổ tiên. Nghi thức để tang và cúng giỗ cũng được mô phỏng theo Nho giáo. Các triều phong kiến ủng hộ tín ngưỡng này vì nó góp phần quan trọng vào việc tổ chức xã hội, bảo đảm nguyên tắc tôn ti trật tự trong gia đình, trong dòng họ (thực chất là làng xã) cho tới quốc gia. Qui định những điều luật pháp lý do duy trì tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thực chất nhà nước đã ươn tay nắm giữ làng xã một cách tinh vi nhất và thuận với lòng người. Tuy nhiên, các nguyên lý Nho giáo nói chung và các quy định về tín ngưỡng nói riêng khi thâm nhập vào nước ta cũng đã phải chấp nhận biến đổi cho phù họp với bản sắc văn hóa dân tộc. Lấy một ví dụ để chứng minh. Một nét bản sắc của văn hóa Việt Nam so với văn hóa Hán là vai trò của người phụ nữ trong lao động xã hội và trong quản lý gia đình. Nhân tố này đã chi phối đến nhiều quy định của Nhà nước về tín ngưỡng. Người Việt Nam nhìn chung cũng có tư tưởng “trọng nam ”, đề cao vai trò gia trưởng của người đàn ông, quyền thừa kế thuộc về con trai. Theo quy định, người con trai trưởng (hoặc con trai thứ nếu con trưởng ốm yếu hoặc bất hiếu) có trách nhiệm thờ phụng tổ tiên mới được hưởng quyền lợi thỏa hỏa (đáng chú ý là ở miền Nam, thờ phụng tổ tiên được một bộ phận khá lớn trao cho con trai út).

Từ khóa tìm kiếm nhiều: thờ cúng tổ tiên, văn khấn tổ tiên

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
;