Thứ Ba, 14 tháng 7, 2015

Niềm tin và hành vi thực hành tín ngưỡng

     Từ niềm tin và hành vi thực hành tín ngưỡng ấy, dần hình thành ờ con người những tình cảm tôn giáo tín ngưỡng. Trong xã hội hiện đại, có thể niềm tin vào cái siêu nhiên, tức vào thần linh có thể thay đổi, nhưng các hành vi và tình cảm tín ngưỡng vẫn tồn tại lâu bền, như một thói quen, một quán tính của con người.     Như vậy, tôn giáo tín ngưỡng với tư cách là các hình thái cụ thể, như Kitô giáo, Phật giáo, Đạo giáo, đạo thờ Tổ tiên, thờ Thành hoàng… có thể thay đổi, mất đi, nhưng niềm tin vào cái siêu nhiên, niềm tin tín ngưỡng thì không mất đi, nó vẩn là một trong những nhân tố mang tính bản chất người.

Niềm tin và hành vi thực hành tín ngưỡng

    Từ đây, chúng tôi có thể tạm đưa ra một quan niệm về tôn giáo tín ngưỡng. Đó là một bộ phận của đời sống văn hóa tỉnh thần con người mà ở đó con người cảm nhận được sụ tồn tại của các vật thể, lực lượng siêu nhiên, mà những cái đó chi phối, khống chế con người, nó nằm ngoài giới hạn hiểu biết của con người hiện tại; sự tồn tại của các phương tiện biểu trưng giúp con người thông quan với các thực thể, cắc sức mạnh siêu nhiên đó; đó là chất kết dính, tập hợp con người thành một cộng đồng nhất định và phân định với cộng đổng khác. Tất cả những niềm tin, thực hành và tình cảm tôn giáo tín ngưỡng trên đều sản sinh và tồn tại trong một môi trường tự nhiên, xả hội và văn hóa mà con người đang sống, theo cách suy nghĩ và cảm nhận của nền văn hóa đang chi phối họ.
    Ở trên, chúng ta dùng khái niệm tôn giáo tín ngưỡng với ý nghĩa là niềm tin vào một thực thể hay sức mạnh siêu nhiên. Tuy nhiên, người ta cũng có thể sử dụng khái niệm tôn giáo hay tín ngưỡng với ý nghĩa là các hình thức tôn giáo tín ngưỡng cụ thể.
– Hiện tại, đang có nhiều ý kiến khác nhau khi sử dụng khái niệm “tôn giáo” và “tín ngưỡng”. Theo quan điểm tmyền thống, người ta có ý thức phân biệt tồn giáo và tín ngưỡng, thường coi tín ngưỡng là sản phẩm của xã hội ở trình độ phát triển thấp hon so với tôn giáo. Loại quan điểm khác lại đồng nhất giữa tôn giáo và tín ngưỡng và đều gọi chung là tôn giáo, tuy có phân biệt tôn giáo dân tộc, tôn giáo nguyên thủy, tôn giáo địa phương, tôn giáo thế giới (phổ quát).
    Chúng tôi sử dụng khái niệm tín ngưỡng với tư cách như một hình thức thể hiện niềm tin vào cái thiêng liêng của con người, của một cộng đồng người nào đó ở một trình độ phát triển xã hội cụ thể. Như vậy, về hình thức biểu hiện và trình độ tổ chức có sự phân biệt nào đây giữa tín ngưỡng và tôn giáo.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
;