Thứ Bảy, 18 tháng 7, 2015

Phân nhánh trong họ hàng

Tương ứng với các chi, ngành, nhánh ấy là sự phân cấp những số đời phải cúng ở các từ đường và các gia đình. Để duy trì tổ chức cộng đồng từ gia đình tói dòng họ, người ta rất coi trọng việc ghi chép gia phả và tộc phả.Dựa trên các văn bản này, truyền thống được bảo tồn, lễ nghi trật tự được tôn trọng và nghiêm cấm các quan hệ hôn nhân nội tộc. Riêng đối với họ ngoại, quy định được nói rộng hơn – con cháu có thể kết hôn sau bốn đời:

Phân nhánh trong họ hàng

Cháu cậu mà lấy cháu cô Thóc gạo đầy bồ, giống má nhà ta
Vai trò tổ chức liên kết cộng đồng của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên còn rõ hơn khi ta xem xét vấn đề thờ Quốc tổ. Cả cộng đồng cư dân Việt Nam được củng cố bởi niềm tin chung một cội nguồn “đồng bào”, đều là “con Lạc cháu Hồng”. Và đó cũng chính là sức mạnh giúp cho dân tộc ta vững vàng trước mọi sự đe dọa của giặc ngoại xâm “Các vua Hùng đã công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước” (Hồ Chủ Tịch). Suốt từ thế kỷ XV-XVI đến nay, khi Hùng Vương đã được coi là Quốc tổ, ý thức này đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống tâm linh của dân tộc.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên có nội dung bình dị và giàu tính thực tiễn, không cực đoan như nhiều tôn giáo khác. Bởi thế, nó dễ dàng được thế tục hóa trở thành nếp sống, phong tục, bám rễ sâu trong tiềm thóc của mỗi người. Bằng việc thờ phụng tổ tiên, thế hệ trước nêu gương cho thế hệ sau không chỉ vì trách nhiệm đối với các bậc sinh thành mà còn để giáo dục dạy dỗ con cháu lưu truyền nòi giống. Giáo sư Đào Duy Anh đã cho rằng: “Tế tự tổ tiên là lấy sự duy trì chủng tộc làm mục đích”1. Trong khi tế lễ, lời khấn vái của họ cũng thật giản dị, không cao xa, không phải lời sám hối về tội lỗi như tín đồ Kitô giáo, không phải lòi cầu xin của Phật tử mong được giải thoát khỏi bể khổ trầm luân mà rất thực tiên: lời cầu xin che chở, phù trợ cho cuộc sống hàng ngày của họ được yên bình, suôn sẻ. Không biết sự cầu xin ấy hiệu quả như thế nào, nhưng trước hết, con người cảm thấy thanh thản về mặt tâm linh, điểm tựa tinh thần quan trọng cho cuộc sống.
Trong sự thờ cúng này đã thực sự nảy sinh mối quan hệ hai chiều: người chết cần đến sự cúng lễ của người sống để có thể yên ổn ở thế giới bên kia, không thành “ma đói”lang thang, còn người sống chỉ có thể an bình, thanh thản khi được che chở, phù trợ một cách bí ẩn của người chết. Linh hồn các bậc tiền bối luôn luôn bên cạnh con cháu, mách bảo cho họ và giúp đỡ họ có một cuộc sống tốt đẹp, thuận hòa.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: phong tuc tho cung, cung gia tien

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
;