Mức độ phục hồi tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên diễn ra không đồng đều ờ các vùng: ở nông thôn mạnh hơn thành thị, ở miền Bắc có phần sâu đậm hơn miền Nam. Là vùng đất mới, cư dân lại được tập hợp từ nhiều vùng khác nhau, làng xã Nam Bộ có kết cấu không bền chặt như làng xã Bắc Bộ, và do đó thờ cúng tổ tiên cũng bót phần nghi thức chặt chẽ, thờ cúng ít đời hơn (phần lửn chỉ thờ đến ba đời).
Điều này đã được một học giả nước ngoài nhận xét: “ở các vùng lãnh thổ mới, từ lâu do người Chăm và người Môn Khmer chiếm cứ, họ không biết đến truyền thống Nho giáo của ngườiViệt Nam… Ở đây mối quan hệ giữa các thành viên của gia đình và những nhóm thân tộc thường yếu hơn, việc thờ cúng tổ tiên cũng được thừa hành vớiít nghi thức và ít tính thống nhất hơn”. Một số dân tộc thiểu số ở phía Bắc cũng có lệ thờ cúng tổ tiên, còn phần lớn các tộc người ở Tây Nguyên và Nam Bộ không có tục này (một số có tục bỏ mả, một số khác chỉ cúng giỗ một hai năm đầu). Như vậy, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên phổ biến nhất, bền vững nhất và sâu đậm nhất là ở người Việt Bắc Bộ.
Sau những tổn thất của một cuộc chiến tranh kéo dài, đời sống tinh thần của con người dường như thiếu sự ổn định. Họ tìm cách nương tựa vào cõi tâm linh, và trước hết tìm kiếm sự trợ giúp của những người thân đã khuất. Thờ cúng tổ tiên, ngoài trách nhiệm đạo lý, vốn là tín ngưỡng có hình thức giản dị, không mất nhiều thời gian, lại thiết thực trước là cúng lễ tổ tiên, sau là con cháu được thụ lộc. Vì thế, hình thức này dễ phổ cập trong mọi gia đình, dù nông dân hay trí thức, dù con trưởng hay con thứ, con trai hay con gái, giàu hay nghèo bởi vì “tâm động quỷ thần trí” (có tâm thì thần linh sẽ biết). Nếu như có thể thống kê được một cách trongđối số người theo các tôn giáo khác (Ki-tô, Cao Đài, Hòa Hảo, Phật…) thì lại không thể đưa ra một con số những người thờ cúng tổ tiên. Không kể những tín đồ của đạo Phật, đạo Nho – vốn có giáo lý và nghi thức gần gũi vớithờ tổ tiên, mà ngay cả các con chiên ngoan đạo của Kitô giáo – vốn có giáo lý nghiêm khắc, chặt chẽ, cũng tham dự vào các nghi thức thờ cúng tổ tiên, thậm chí cũng thắp trong. Các ngày giỗ Tổ, giỗ cha mẹ họ vẫn làm cỗ cúng vái và vẫn thường xuyên chăm sóc mồ mả tổ tiên. Dường như đối với con người hiện đại không hề có sự mâu thuẫn nào trongviệc họ đồng thời tham gia vào nhiều hành vi lễ thức tôn giáo. Thờ cúng tổ tiên – hơn cả một thứ tín ngưỡng – đã trở thành Đạo làm người.
Đọc thêm tại: http://tinnguongcotruyen.blogspot.com/2015/07/tin-nguong-tho-cung-to-tien-uoc-khoi.html
Từ khóa tìm kiếm nhiều: phong
tuc tho cung, cung gia
tien
0 nhận xét:
Đăng nhận xét