Thứ Tư, 22 tháng 7, 2015 1 nhận xét

Thành hoàng có nguồn gốc Thổ thần và Nhân thần

Thành hoàng có nguồn gốc Thổ thn

     Trong số các vị Thành hoàng không có sắc phong, ngoài các loại bị quy là “Dâm thần”, “Dị thần” thì còn không ít các Thành hoàng là Thổ thần. Có lẽ đây là loại Thành hoàng có nguồn gốc xa xưa là các Thổ thần của các thôn, làng, sau này do việc phong tặng của các triều đại phong kiến mà bị “biến mất”, nhập vào các Thành hoàng là nhân vật lịch sử hay bị loại ra khỏi loại Thành hoàng có sắc phong. Cũng có loại Thổ thần là Thành hoàng mang sắc phong chung là “Bản cảnh Thành hoàng”, mà nơi còn quan sát thấy nhiều là ở Nam Định (38 làng thờ Bản cảnh Thành hoàng).

Thành hoàng có nguồn gốc Thổ thần và Nhân thần

     Tuy nhiên, có những nơi Thổ thần còn được giữ nguyên tên như một trong ba vị Thành hoàng của làng Đình Bảng: Sơn thần, Thủy thần và Thổ thần. Cũng có nhiều trường hợp đã được lịch sử hóa, như trường hợp ở làng Trúc Đồng xã Đồng Trúc huyện Thạch Thất (Hà Tây), Thành hoàng làng này vốn là Thổ thần, sau theo Hai Bà Trưng đi đánh giặc Đông Hán, nên sau mang sắc phong Giám Sát Đại Vương.

     Trong số các Thành hoàng có nguồn gốc tự nhiên (Nhiên thần), còn phải kể tới một số trường hợp khác đặc thù. Đó là Thành hoàng là Cây: Bao Đại Vương (Công Đình, Đông Ngàn, Đông Anh, Hà Nội) và Mộc Thụ Đại Vương (Mỹ Thắng, Mỹ Lộc). Có thể hai vị trên cũng có gốc gác là Thổ thần (thần bản thổ), Thần Đồng cổ (ương đồng) thờ phụng phổ biến hơn ở Thanh Hóa – Nghệ An, ở Từ Liêm và Bưởi (Hà Nội) là thờ vọng Thần Đồng cổ từ Thanh Hóa. Súng Thần công (ông Linh, Bà Hỏa) được thờ ở một số làng ven Huế.

Thành hoàng có nguồn gốc Nhân thn

     Đây là loại Thành hoàng chiếm số lượng lớn nhất trong ba loại Thành hoàng kể trên. Tuy nhiên, trong số các Thành hoàng này, tùy theo côngtích Vịvị thế xâ hội, nguồn gốc mà có thể phân chia thành các tiểu loại:

 1) Thành hoàng là các nhân vật lịch sử;

2) Thành hoàng các danh nhân văn hóa;

3) Thành hoàng là các vị lập làng (tiên hiền, hậu hiền);

4) Thành hoàng các tổ sư làng nghề;

5) Thành hoàng là những người chết vào giờ thiêng;

6) Thành hoàng là người ngoại bang;

 7) Thành hoàng là các vị thánh của tôn giáo khác.

Thứ Ba, 21 tháng 7, 2015 1 nhận xét

Thành hoàng có nguồn gốc Nhiên thần và Thủy thần

Thành hoàng có nguồn gc Nhiên thần

     Tức các vị thần mang dạng là thần Nước (Thủy thần), thần Đất (Thổ thần), Thần Núi (Sơn thần), Thần có dạng là các con vật, đồ vật…

Thành hoàng có nguồn gốc Nhiên thần và Thủy thần

Thành hoàng là Sơn thần      Chiếm số lượng rất lớn trongsố các vị thần nói chung cũng như các vị Thành hoàng nói riêng. Điều này cũng dễ hiểu vì trong vũ trụ luận nguyên sơ phương Đông thì Sơn – Thủy, Đất – Nước là cặp đối lập, tương khắc tương sinh, tạo nên môi trường sống quen thuộc và cảnh quan của các cư dân nông nghiệp. Con người sống phải nhờ vào đất và nước,dưới sự phù hộ độ trì của các thần linh Sơn – Thủy này.

     Các Sơn thần, tùy theo các địa phương mà có các danh thần khác nhau: Cao Sơn thần, Cao Sơn Đại Vương, Cao Sơn Quý Minh, Quý Minh Đại Vương, Cao Sơn Viết Minh, Đại Vương Sơn thần, Sơn Tinh, Cao Các Đại Vương, Sơn Tiêu Độc Cước, Tam Vị Sơn thần, Cao Hiểu, Cao Khánh, Đông Nhạc Thần, Trung Nhạc Thần, Tây Nhạc Thần, Cao Sơn Lập Thạch, Miêu Sơn Kiều Lộ…

     Trong các Sơn thần kể trên, phổ biến hơn cả là thần Tản Viên, Cao Các Đại Vương, Cao Sơn và Quý Minh, trong đó Cao Sơn và Quý Minh gắn bó chặt chẽ với Tản Viên. Có nơi, dân gian quan niệm hai vị trên là con của Tản Viên (Son Tinh) hay họ là hai anh em ruột trong số 50 người con của Lạc Long Quân…

     Diện phân bố thờ cúng các Thành hoàng là Sơn thần rất rộng, ở hầu khắp mọi nơi, tuy nhiên tập trung hơn cả là ở Hà Tây, nhất là Son Tây vùng ven núi Ba Vì (núi Tản Viên). Sau đó là ở các tỉnh Trung Bộ, như Thanh Hóa, Nghệ An…

Thành hoàng có nguồn gốc Thủy thn

     Đối lại các Sơn thần là hệ thống các Thành hoàng có nguồn gốc Thủy thần. Trong số các Thủy thần này có vị là Thủy thần rõ rệt, nhưng cũng không ít vị đã “nhân thần hóa” trở thành các vị thần có tên tuổi, gốc tích, là các nhân vật lịch sử…

     Các vị Thành hoàng có nguồn gốc Thủy thần cũng tùy theo địa phương mà mang các danh thần khác nhau: Long Vương, Đại Càn, Tam Giang, Đông Hải Đại Vương, Nam Hải Đại Vương, Thủy Tề Đại Vương, Tây Hải Đại Vương, Linh Lang Đại Vương, Bát Hải Đại Vương, Thủy Tề Đại Vương, Nam Hải Tứ vị Hồng Nương, Vĩnh Hải Mồn Thần, Trương Hống – Trương Hát, Tống Hậu… Trong các danh thần có nguồn gốc Thủy thần kể trên thì có vị là thần biển (Nam Hải Đại Vương, Bát Hải Đại Vương…), có vị là thần sông, hồ, đầm (Linh Lang, Tam Giang, Trương Hống – Trương Hát…)

     Các địa phương thờ Thủy thần thường là nơi ven biển, ven sông lớn (sồng Hồng, sông cầu, sông Đáy…), các hồ, đầm. Ta có thể lấy hai tỉnh có cảnh quan khác nhau để so sánh, đó là Hà Tây và Nam Định. Ở Hà Tây, có 85 nơi thờ Sơn thần, còn ở Nam Định thì có 105 nơi thờ Thành hoàng có nguồn gốc Thủy thần, chỉ có 27 nơi thờ Sơn thần.

     Các vị thần được thờ phụng phổ biến hơn cả là các Thần biển dưới các danh thần: Đại Càn, Nam Hải Đại Vương, Đông Hải Đại Vtrong, Long Thần, Tống Hậu, Thánh Nương…, trong đó Đông Hải Đại Vương thường mang danh là Đoàn Thượng hay Đức Thánh Cả. Ở ven biển Trung Bộ vị thần biển này hiện hình là Cá Voi – Cá Ông – Thờ Đức ông. Còn các thầnsống được thờ phụng phổ biến hơn cả dưới các danh thần: Tam Giang Linh Lang, Trương Hống – Trương Hát…

     Gắn với các Thủy thần, thường có các thần mang dạng Rắn, Cá, Rồng Ba Ba… Như các Long Vương thường mang dạng Rồng, thần sông mang dạng Rắn, Ba Ba (Hà Bá), thần biển mang dạng Cá – Cá ông.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng tôn giáo
0 nhận xét

Phân loại Thành hoàng và Thành hoàng gốc thiên thần

     Đồng bằng Bắc Bộ là cái nôi hình thành tộc Việt, nhà nước cổ đại Văn Lang – Âu Lạc, và văn hóa cổ truyền Việt Nam. Bởi vậy, qua diện mạo Thành hoàng ở đồng bằng Bắc Bộ ta cũng có thể hình dung được diện mạo chung của tục thờ phụng này ở nước ta.

Phân loại Thành hoàng và Thành hoàng gốc thiên thần

     Để tiện cho việc trình bày diện mạo và phân bố tục thờ Thành hoàng, chúng tôi phân chia thành ba loại lớn: 1) Thành hoàng có nguồn gốc Thiên thần; 2) Thành hoàng có nguồn gốc Nhiên thần (tức nguồn gốc tự nhiên); 3) Thành hoàng có nguồn gốc Nhân thần. Trong mỗi loại, ta có thể phân chia nhỏ hơn.

Thành hoàng có nguồn gốc Thiên thần

     “Thiên” là trời, tức là các vị thần có nguồn gốc từ trời, trong đó kể cả các vị chưa được “nhân hóa” hay đã được nhân hóa (mang dáng vẻ con người, thậm chí sống đời sống của con người). Đó là các trường hợp sau:

- Thống lĩnh hào quang, Tích Lịch Hào Quang (Thần Hào Quang), thờ ở thôn Đông Khê, Pháp Thượng, Thụy ứng thuộc Đan Phượng, Hà Tây cũ. Có trường hợp các vị thần hào quang này đã nhập vào lá phướn của đạo Phật.

- Thành hoàng là Tứ Pháp (mây, mưa, sấm, chóp) thờ ở nhiều làng ở ven sông Hồng. Có địa phương, biến dạng của Tứ Pháp là Ngũ Lôi: Nhất Phong, Nhị Vũ, Tam Vân, Tứ Điện, Ngũ Lôi, thờ ở thôn Hạ Kỳ, Nghĩa Hưng (Nam Định).

- Thành hoàng là một số tinh tú trêntrời, như Nam Tào, Bắc Đẩu (làng An Điều, Đan Phượng, Hà Tây cũ), Nữ thần Sao Sa (thôn Duyên Lăng, Trực Ninh, Nam Định) hay Tam Tinh Đại Vương (Đình Nội thôn Đình Xá, Chương Mỹ, Hà Tây cũ).

- Các vị Tiên, các thần linh trong Đạo giáo, cao nhất có Ngọc Hoàng (ở Nam Phong, Nam Trực), các Thánh Mẩu trong Tam Phủ, Tứ Phủ, Tứ vị Thánh Vương Mầu Liễu (Tiên Thiên Thánh Mẩu ở Trực Thanh, Trực Định, Nam Định), Thánh Mầu Thiên Y A Na (Hải Cát, Hương Trà, Thừa Thiên Huế) Chử Đồng Tử – Tiên Dung – Tây Sa, một trong Tứ Bất Tử của Việt Nam (xã Tự Nhiên, Thường Tín, Hà Tây cũ).

     Việc thờ phụng các Thiên thần với tư cách là các vị Thành hoàng – vị thần bảo hộ cho cộng đồng làng xã, là hoàn toàn dễ hiểu vì trong xã hội cổ truyền, vị thế của người nông dân là: Trông trời, trông đất, trôngmây Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm.


0 nhận xét

Thờ thành Hoàng làng đã trở thành phong tục của nhân dân Việt Nam

     Trước thế kỷ XV, có lẽ ở nông thôn các làng xã vẫn thờ phụng các Thổ thần là chính, tuy nhiên, đây đó ta còn có những tư liệu về thờ phụng Thành hoàng ở làng xã từ những thế kỷ trước đó. Trước nhất, vớitư liệu biết được đến nay tấm bia có ghi hai chữ “Thành hoàng” đầu tiên tại làng xã Trường Son, huyện Thủy Nguyên, Kiến An, ghi ông tù trưởng họ Lại, húy Bốn, vợ họ Đào, sinh con trai là tướng tài trong kháng chiến chống Nguyên Mông, diệt ô Mã Nhi, sau được phong là Đtrong Cảnh Thành hoàng Trần Triều Phò mã Thượng phẩm đại liệu ban, quan nội hầu, nội quốc công, Thượng đẳng Phúc Đại Vtrong.

Thờ thành Hoàng làng

     Tuy nhiên, tấm bia này lại dựng vào thế kỷ XIX theo bài soạn của Nguyễn Bính vào năm 1572. Một tấm bia khác do Nguyễn Đình Tuấn, tiến sĩ 1481, dựng vào năm 1487 ở Gia Ltrong, Bắc Ninh về ngôi đền Trăn Tân, nói rõ thể thức rước thần tronghội làng.

     Chúng ta còn có nguồn tư liệu gián tiếp khác là ngôi đình. Vào thời Trần, tư liệu lịch sử còn lại cho biết, các làng đã dựng các ngôi đình trạm để thờPhật, nơi dừng chân nghĩ ngơi của các khách bộ hành. Năm 1231, Trần Thừa bắt các đình trạm dựng tượng thờ Phật. Năm 1474, nhà nước đã phải can thiệp vào việc thờ cúng ở đình của các tư nhân lập ra để thờ thần, đình có cả ruộng hậu. Như vậy, từ 1474, đình không cần nấp bóng thờ Phật nữa, cũng không còn thuần túy là đình trạm nữa, mà đã thờ các vị thần. Năm 1496, Lê Thánh Tông ra lệnh cho làng quản lý đình, và từ đó mở đầu cho một giai đoạn phát triển của hình thức thờ thần ở đình làng, đó là các Thành hoàng và tồn tại cho đến nay.

     Cũng từ thời nhà Lê trở đi vớisự thắng thế của Nho giáo, tầng lớp nho học ở làng xã ngày một đông đảo, đã nắm lấy quyền quản lý đình làng, nghi thức hóa việc thờ cúng theo tinh thần Nho giáo. Đặc biệt là từ thế kỷ XVI, vớiviệc phong bằng các cho các Thành hoàng làng xã của các nhà nước phong kiến, một lần nữa nâng cấp và chính thức hóa việc thờ cúng này ở nông thôn.

     Thời Lê mạt, ở nông thôn đâu đâu cũng nô nức dựng đình miếu, tìm kiếm Thành hoàng thờ cúng vị phúc thần bảo trợ cho làng mình.

     Làng nào có những cổ tích lưu truyền thì được thu thập và hệ thống lại, có những danh nhân nào đều được khai thác để thành Thành hoàng. Nơi nào không có thì mượn hay chung Thành hoàng vớilàng khác.

     Diện mạo Thành hoàng lúc này (tức là vào thời Lê) ít nhất cũng gồm ba loại chính. Đó là: 1. Các thần sông nước (thần rắn, thần sông, thần biển); 2. Thần đá, thần đất, thần núi; 3. Thần có gốc gác thần nước, thần núi nhưng được lịch sử hóa, nhập vào hệ thống thần thời Hùng Vương, An Dương Vương, Hai Bà Trưng. Sách Bách thần thời Lê đã thống kê có 1026 đình, đền ở 944 làng xã thờ Hùng Vương và các thần nhân, tướng lĩnh của vua Hùng.

     Như vậy, con đường tiếp thu và du nhập cái tên “Thành hoàng” của các thần bảo hộ các thành trì, đô thị của Trung Quốc có lẽ là qua việc các quan cai trị nhà Đường dựng ông thần bản địa Tô Lịch trở thành Thành hoàng của Đại La – Thăng Long và sau này vẫn được các triều đại phong kiến tự chủ tiếp tục phong tặng và thờ phụng. Từ Đại La – Thăng Long, nó được đưa về các làng xã, ưở thành tước hiệu của các vị thần bảo hộ cho mỗi làng – Thành hoàng làng, một hiện tượng tín ngưỡng tiêu biểu của cộng đồng làng, trong khi đó ở Trung Quốc các thồn xã vẫn chỉ thờ các Thổ thần mà thôi.

     Tất nhiên, ở làng Việt Nam, từ các vị Thổ thần trở thành Thành hoàng đã trải qua nhiều biến đổi, vừa do sự phát triển nội tại của bản thân làng xã, do giao lưu ảnh hưởng và nhất là do tác động của nhà nước phong kiến trung ương tập quyền theo hướng phong kiến hóa, Nho giáo hóa thờ cúng Thành hoàng ở các làng với ước muốn ngày một can thiệp và nắm lấy hệ thống thần linh và tín ngưỡng này để thao túng cấp hành chính cơ sở là làng xâ. Điều này thể hiện rõ rệt hơn cả từ thời Lê và nhất là từ thời Nguyễn, qua việc hàng năm vua phong thần cho các Thành hoàng ở làng xã, quy định các thể thức tế tự, nghi lễ…

0 nhận xét

Nguồn gốc của Thành Hoàng

     Thờ cúng Thành hoàng là tín ngưỡng rất phổ biến ở các làng xã ngườiViệt và ở một số dân tộc thiểu số khác, như Mường, Tày, tuy mức độ kém phổ biến hơn. Có thể nói, nếu thờ tổ tiên là tín ngưỡng chính của cộng đồng gia tộc thì thờ Thành hoàng là tín ngưỡng chính của cộng đồng làng. Thiếu hiểu biết về thờ Thành hoàng làng xã sẽ hạn chế đối vớisự hiểu biết dân gian nói chung và tín ngưỡng làng xã nói riêng, đối vớiviệc tìm hiểu con người và văn hóa của ngườinông dân Việt Nam.

Nguồn gốc của Thành Hoàng

     Đã có nhiều nhà nghiên cứu bỏ công sức tìm kiếm từ nguyên của chữ “Thành hoàng” và đưa ra định nghĩa về loại tín ngưỡng này. Một điều không thể chối cãi là “Thành hoàng” là tên gốc từ Hán: “Thành” là cái thành, còn “Hoàng” là cái hào đào sâu bao quanh thành, tức vị thần coi giữ, bảo trợ cho cái thành trì của Trung Quốc. Sách Lễ nghĩa không khảo của Trung Quốc nói “Thành hoàng là thần bảo vệ Thành. Vì vậy đã là Thành dù to hay nhỏ người Trung Quốc đều thờ Thành hoàng”.

     Như vậy, cùng mang tên Thành hoàng nhưng ở Trung Quốc là vị thần của Thành trì, Thành thị, mà nổi tiếng nhất là Thành hoàng củaThượng Hải, phổ biến nhất ở Trung Quốc từ thời Đường – Tống; còn ở Việt Nam thì Thành hoàng là vị thần của mỗi làng xã, trong khi đó các làng, thôn của Trung Quốc chỉ thờ các Thổ thần.

     Các nhà nghiên cứu của nước ta cũng đã để công khảo cứu tên “Thành hoàng” được dùng ở nước ta từ bao giờ. Ở Trung Quốc người ta truy tìm gốc gác vị Thành hoàng đầu tiên ở sách Chu Lễ là Thùy Dung (hay Chúa Dung), theo quan niệm dân gian là vị Hỏa thần, luôn trú ngụ trên tường và cửa thành, nhưng việc cúng lễ Thành hoàng và phong trongcho Thành hoàng là từ thời Hậu Đường (934) và tới thời nhà Minh thì chính thức hóa việc cúng tế Thành hoàng ở các phủ, châu, huyện. Còn ở nước ta, sách đầu tiên nói đến Thành hoàng là Việt điện u linh, đó là Tô Lịch với tước hiệu “Đô phủ Thành hoàng thần quân” của thành Đại La, lúc đó là trị sở của phủ đô hộ nhà Đường tại Việt Nam. Cũng phải ghi nhận rằng, việc phong thần này là theo mô thức Thành hoàng của Trung Quốc và do các quan đô hộ Trung Quốc gia phong. Đó là một kiểu Thành hoàng Trung Quốc được áp đặt ở Việt Nam và sau này nhà nước phong kiến Việt Nam tiếp tục gia phong và thờ phụng. Đặc biệt là sau khi Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long đã phong thần Tô Lịch là Quốc Đô Thăng Long Thành hoàng Đại Vtrong. Đến đời Trần thì vớimỹ hiệu: Bảo Quốc Trần linh định bang, Quốc đô Thành hoàng Đại Vtrong. Đến triều Lê, năm 1442, vua Lê Nhân Tông cho lập đền thờ Đô Đại Thành hoàng.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: cách thờ cúng tổ tiên, van khan to tien
0 nhận xét

Thực tế phục hồi của nghi thức thờ tổ tiên

     Trong thực tế, các nghi thức thờ cúng tổ tiên đang được phục hồi theo hướng phô trương, không phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội hiện đại. Cũng do mức sống của một bộ phận cư dân cao hơn trước nên bày ra lễ thức cầu kỳ, làm mất đi tính thiêng liêng của tín ngưỡng. Ngày giỗ bày mâm cao cỗ đầy, ăn uống cười nói ầm ĩ đến mức việc cúng lễ chỉ là cái cớ.

Thực tế phục hồi của nghi thức thờ tổ tiên

     Các nhà thờ họ thi nhau xây dựng, dòng họ dựng sau cố gắng ganh đua xây to hơn, bề thế hơn họ trước. Tư tưởng bản vị, đầu óc hẹp hòi, cổ hủ của người nông dân khi xưa lại hồi sinh đậm đặc hơn. Có những gia đình nghèo, kinh tế rất khó khăn, nhưng sợ dư luận hàng xóm cho là “bất hiếu” nên vẫn đành vay mượn để tuân theo các nghi thức cúng tế quá rườm rà lãng phí. Mặt khác, có thể nhận rõ tính chất vụ lợi trong việc thờ cúng hiện nay. Người ta sẵn sàng mua những đồ mã đắt tiền để đốt cho tổ tiên (ô tô, xe máy, đô la, quần áo…) chỉ để mong tổ tiên phù hộ, “cho”lại họ nhiều như thế. Thậm chí, nhiều ngườithờ tổ tiên chẳng phải vì lòng biết ơn (khi cha mẹ còn sống thì đối xử không tốt, nhưng khi biết chết lại cúng mâm cao cỗ đầy), mà chỉ để cầu sự phù trợ của người âm cho buôn may bán đắt, cầu trúng xổ số, trở nên giàu có…

     Làm thế nào để phục hồi tín ngưỡng nhưng vẫn giữ được trong nó những giá trị nhân văn quý giá buổi ban đầu, và thích nghi, phù hợp với cuộc sống hiện đại, đó là điều rất đáng quan tâm.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: thờ cúng tổ tiên, văn khấn tổ tiên
Thứ Hai, 20 tháng 7, 2015 0 nhận xét

Thờ cúng tổ tiên đã trở thành đạo lý làm người

     Mức độ phục hồi tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên diễn ra không đồng đều ờ các vùng: ở nông thôn mạnh hơn thành thị, ở miền Bắc có phần sâu đậm hơn miền Nam. Là vùng đất mới, cư dân lại được tập hợp từ nhiều vùng khác nhau, làng xã Nam Bộ có kết cấu không bền chặt như làng xã Bắc Bộ, và do đó thờ cúng tổ tiên cũng bót phần nghi thức chặt chẽ, thờ cúng ít đời hơn (phần lửn chỉ thờ đến ba đời).

Thờ cúng tổ tiên đã trở thành đạo lý làm người

     Điều này đã được một học giả nước ngoài nhận xét: “ở các vùng lãnh thổ mới, từ lâu do người Chăm và người Môn Khmer chiếm cứ, họ không biết đến truyền thống Nho giáo của ngườiViệt Nam… Ở đây mối quan hệ giữa các thành viên của gia đình và những nhóm thân tộc thường yếu hơn, việc thờ cúng tổ tiên cũng được thừa hành vớiít nghi thức và ít tính thống nhất hơn”. Một số dân tộc thiểu số ở phía Bắc cũng có lệ thờ cúng tổ tiên, còn phần lớn các tộc người ở Tây Nguyên và Nam Bộ không có tục này (một số có tục bỏ mả, một số khác chỉ cúng giỗ một hai năm đầu). Như vậy, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên phổ biến nhất, bền vững nhất và sâu đậm nhất là ở người Việt Bắc Bộ.

      Sau những tổn thất của một cuộc chiến tranh kéo dài, đời sống tinh thần của con người dường như thiếu sự ổn định. Họ tìm cách nương tựa vào cõi tâm linh, và trước hết tìm kiếm sự trợ giúp của những người thân đã khuất. Thờ cúng tổ tiên, ngoài trách nhiệm đạo lý, vốn là tín ngưỡng có hình thức giản dị, không mất nhiều thời gian, lại thiết thực trước là cúng lễ tổ tiên, sau là con cháu được thụ lộc. Vì thế, hình thức này dễ phổ cập trong mọi gia đình, dù nông dân hay trí thức, dù con trưởng hay con thứ, con trai hay con gái, giàu hay nghèo bởi vì “tâm động quỷ thần trí” (có tâm thì thần linh sẽ biết). Nếu như có thể thống kê được một cách trongđối số người theo các tôn giáo khác (Ki-tô, Cao Đài, Hòa Hảo, Phật…) thì lại không thể đưa ra một con số những người thờ cúng tổ tiên. Không kể những tín đồ của đạo Phật, đạo Nho – vốn có giáo lý và nghi thức gần gũi vớithờ tổ tiên, mà ngay cả các con chiên ngoan đạo của Kitô giáo – vốn có giáo lý nghiêm khắc, chặt chẽ, cũng tham dự vào các nghi thức thờ cúng tổ tiên, thậm chí cũng thắp trong. Các ngày giỗ Tổ, giỗ cha mẹ họ vẫn làm cỗ cúng vái và vẫn thường xuyên chăm sóc mồ mả tổ tiên. Dường như đối với con người hiện đại không hề có sự mâu thuẫn nào trongviệc họ đồng thời tham gia vào nhiều hành vi lễ thức tôn giáo. Thờ cúng tổ tiên – hơn cả một thứ tín ngưỡng – đã trở thành Đạo làm người.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: phong tuc tho cung, cung gia tien
 
;